82,1% số cuộc đình công xảy ra tại doanh nghiệp FDI

Trong 6 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 67 cuộc đình công, chỉ có 17,9% số cuộc đình công xảy ra trong các doanh nghiệp (DN) dân doanh, còn lại 82,1% xảy ra tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Theo báo cáo Bộ LĐ-TB-XH vừa gửi Chính phủ, trong 6 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 67 cuộc đình công (giảm 1 cuộc so với cùng kỳ năm 2018), tập trung ở các tỉnh phía nam (Long An 22 cuộc, Đồng Nai 18, Bình Dương 13, TP.HCM 6...).
Đáng chú ý, chỉ có 17,9% số cuộc xảy ra trong các doanh nghiệp (DN) dân doanh, còn lại 82,1% xảy ra tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đứng đầu là DN Hàn Quốc và DN Đài Loan (đều xảy ra 16 vụ), DN Trung Quốc 10 vụ, DN Nhật Bản 4 vụ.
Phần lớn các cuộc đình công xảy ra tại DN sử dụng nhiều lao động như dệt may (chiếm 28,36%), da giày (19,4%), nhựa (16,42%), gỗ (14,93%). Đình công chủ yếu xuất phát từ tranh chấp về lợi ích, tranh chấp về quyền... Bình quân mỗi cuộc đình công kéo dài 2 - 3 ngày. Tất cả các cuộc đình công xảy ra đều không tuân thủ đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
Nguyên nhân đình công, theo Bộ LĐ-TB-XH, chủ yếu do quyền lợi người lao động về tiền lương, chất lượng bữa ăn ca không được đảm bảo; việc đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể còn hạn chế, thiếu thực chất… Vai trò của tổ chức công đoàn trong các DN chưa được phát huy, chưa thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi cho người lao động; công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật lao động của các địa phương còn bất cập...
Nguồn: báo thanh niên

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.15782 sec| 649.836 kb