Đào tạo nghề cho phạm nhân

Một trong nhiều giải pháp cải tạo mà trại giam Gia Trung (ở thôn Nhơn Tân, Xã Đắk Ta Ley, huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai) đang áp dụng hiệu quả là đào tạo nghề cho phạm nhân, đây được coi là kế hoạch tương lai cho những con người hoàn lương.

[caption id="attachment_12941" align="aligncenter" width="650"]Đào tạo nghề cho phạm nhân Nghề may, được coi là giải pháp tái hoà nhập cộng đồng tốt[/caption]

Như thường lệ, phạm nhân B ở huyện Kông Chro đang cải tạo tại trại giam Gia Trung mỗi giờ lao động là một điều mới mẻ vì được học hỏi. Cái nghề mà anh đang được trại giam Gia Trung truyền đạt là nghề điện nước dân dụng. Nhìn anh cưa ống nước, đo chiều dài rồi tính toán đường ống ra vào hệ thống trong phòng là "thấy có nghề". Anh B tâm sự "hồi ở làng mình không đi học, bị một số người khác rủ rê nên mình dính án ma tuý. Giờ vào đây vừa được cán bộ dạy học, vừa được dạy nghề mình thích lắm."

Tập trung dạy kỹ năng nghề cho học viên, đây là nhiệm vụ chính của cán bộ giảng dạy tại đây. Trung tá Nguyễn Văn Quỳnh – Đội trưởng Kế hoạch, hướng nghiệp, dạy nghề và xây dựng của trại dẫn chúng tôi đi một vòng. Dừng lại ở nơi các phạm nhân đang xây dựng, Trung tá Nguyễn Văn Quỳnh cho biết: "Chúng tôi đang dự định mở thêm bốn lớp dạy nghề cho phạm nhân. Tạp trung vào các nghề như: thợ nề, thợ cơ khí, điện - ống nước dân dụng, may, thợ khai thác mủ cao su… Đây là những ngành nghề chính mà được Ban Giám thị trại coi trọng, nhằm hướng đến cho phạm nhân một tay nghề vững vàng khi hoàn lương."

Đào tạo nghề cho phạm nhân

Trong căn phòng nhỏ khác, mấy chục nữ phạm nhân đều đang cặm cụi học nghề may. Có thể nói, học nghề ở đây rất khác biệt, bởi người học chỉ nghe chút lý thuyết là sau đó bắt tay ngay vào thực hành. Chính vì thế mà những chiếc áo, chiếc khăn dùng trong trại đều do những bàn tay của nữ phạm nhân ở đây thực hành may.

Đào tạo nghề cho phạm nhân

Đại tá Nguyễn Văn Ba – Giám thị trại giam Gia Trung cho biết: "Căn cứ vào nhu cầu xã hội, thực tế tại địa phương. Trại sẽ liên kết với các trường dạy nghề để đào tạo nghề cho phạm nhân. Sự cần thiết và ý nghĩa nhân văn của việc này đối với phạm nhân là để họ biết và trân trọng sức lao động; xa hơn nữa, đó là hành trang quý để nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng". Ngoài ra, trại giam Gia Trung còn liên kết với các công ty, cơ sở sản xuất để đào tạo nghề trực tiếp cho những nơi này. Ghi nhận thực tế cho thấy, những người sau cải tạo được đào tạo hướng nghiệp và dạy nghề hòa nhập rất nhanh với cộng đồng. Bên cạnh đó, sự đồng hành của người thân, gia đình, của cấp chính quyền địa phương cũng như sự giúp đỡ những người từng lầm lỗi có điều kiện vay vốn làm ăn, hỗ trợ công việc chính là cơ sở giúp họ vươn lên ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.

VĂN MINH

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.05170 sec| 649.617 kb