Khuyến nghị một số vấn đề cần đề cập trong Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021 – 2030

Nghiên cứu của nhóm chuyên gia đến từ Viện Đào tạo nghề Liên bang Đức (BIBB) và một số tư vấn viên Việt Nam thông qua hình thức phỏng vấn các bên liên quan gồm, các Bộ, ban, ngành, các Sở LĐ-TB&XH, Sở GDĐT, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đào tạo, Hiệp hội và các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, đối tác phát triển. Nghiên cứu văn bản qui định pháp luật và chiến lược…đã khuyến nghị một số nội dung cần đưa vào Chiến lược Phát triển GDNN giai đoạn 2021 – 2030 mà Tổng cục GDNN Bộ LĐ-TB&XH, cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ  chủ trì xây dựng.

[caption id="" align="alignnone" width="924"] Bà bà Biritta van Erkelens trình bày tại Hội thảo[/caption]

Kết quả phỏng vấn, nghiên cứu  được bà Biritta van Erkelens- Phó Giám đốc Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam” trình bày tại Hội thảo “Định hướng xây dựng Chiến lược Phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021- 2030” diễn ra tại Hà Nội ngày 16/6 theo 8 nhóm vấn đề. Gồm: Quản lý GDNN; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN, và người dạy nghề tại doanh nghiệp; mạng lước cơ sở GDNN hiệu quả; Hệ thống đảm bảo chất lượng GDNN; Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và chuẩn đầu ra; Hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp; Tăng cường tính hấp dẫn của GDNN thông qua truyền thông nâng cao nhận thức và hợp tác quốc tế; Xây dựng Chiến lược Phát triển GDNN giai đoạn 2021- 2030.

Phỏng vấn liên quan đến nội dung quản lý GDNN, cụ thể về khung pháp lý GDNN và quản lý GDNN. 49/50 người được phỏng vấn cho rằng việc huy động sự tham gia của các đối tác có liên quan ở cả cấp trung ương và địa phương sẽ có ích cho việc xây dựng và thực hiện luật pháp, chính sách về GDNN. Họ khẳng định rằng việc huy động và điều phối tốt cho sự tham gia của các bên liên quan giúp phản ánh được thực tế của vùng miền cũng như xu hướng nhu cầu thị trường(thông qua các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức chính trị- xã hội và xã hội- nghề nghiệp) góp phần nâng cao tính khả thi(xây dựng chính sách từ dưới lên), cải thiện chất lượng của chính sách, sát với thực tế và dễ dàng cho quá trình thực hiện.

Ý kiến của người trả lời phỏng vấn cũng cho  thấy, việc xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách, chiến lược GDNN hiện nay chưa phản ánh được đầy đủ ý kiến của bên cầu(doanh nghiệp). Kết quả phỏng vấn cho thấy hiệu quả của cơ chế phối kết hợp giữa các bên liên quan trong GDNN chưa được đánh giá ở mức cao.

Khuyến nghị sơ bộCần cải thiện cơ chế huy động sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình xây dựng và thực hiện quy định, chính sách và chiến lược về quản lý GDNN. Vì thế, cần  cải thiện cơ chế huy động sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình xây dựng và thực hiện quy định, chính sách và chiến lược về quản lý GDNN.

Đối với hợp tác với khối doanh nghiệp trong quản lý hệ thống GDNN: Việc hợp tác giữa nhà nước, các cơ sở GDNN và các khối doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế (đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ) và hợp tác mới thấy lợi ích trên lý thuyết. Tuy nhiên đã bắt đầu có sự chuyển biến tích cực cần được tiếp tục tuyên truyền, có các biện pháp khuyến khích và cần có thời gian để doanh nghiệp thấy lợi ích của việc hợp tác.

Để cải thiện quan hệ hợp tác giữa nhà nước và khối doanh nghiệp trong hệ thống GDNN cần hoàn thiện  các quy định pháp luật và có những chính sách, cơ chế thể hiện một cách rõ ràng lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia hợp tác.

Khuyến nghị sơ bộCần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của nhà nước, nhà trường và nhà doanh nghiệp trong hệ thống GDNN và nhấn mạnh lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động GDNN.

Việc giám sát và báo cáo trong lĩnh vực GDNN thông tin còn quá chung chung, chưa tổng kết đầy đủ theo vùng, miền, chưa cung cấp kịp thời, chất lượng còn thấp, chưa đầy đủ cho việc giám sát và báo cáo ngành GDNN ví dụ :Thiếu thông tin về lực lượng lao động, thị trường việc làm. Khuyến nghị cần hoàn thiện hệ thống số liệu, thông tin về GDNN thông qua việc xây dựng một quy trình chuẩn về thu nhập số liệu đối với các bên có liên quan (Cơ quan quản lý nhà nước/doanh nghiệp/cơ sở GDNN) và áp dụng một phần mềm báo cáo trực tuyến đảm bảo định kỳ cập nhật số liệu gốc một cách chính xác.

Vấn đề tài chính cho GDNN cần có sự chia sẻ giữa nhà nước (cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo và một phần kinh phí hoạt động), doanh nghiệp (đào tạo nội bộ, bồi dưỡng và hợp tác đào tạo với cơ sở GDNN) và sinh viên (học phí). Hầu hết người được phỏng vấn cho rằng: Trong tương lai nhà nước và doanh nghiệp nên đóng góp tài chính nhiều hơn cho GDNN.

Khuyến nghị sơ bộ: Cần đầu tư ngân sách nhà nước một cách tập trung và hợp lý trong GDNN (ví dụ: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị); cần có những biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích doanh nghiệp và khối tư nhân đầu tư tài chính cho GDNN.

Cần vai trò mạnh hơn của DN trong xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng và chuẩn đầu ra

Hệ thống GDNN hòa nhập cho tất cả mọi người qua phỏng vấn cho thấy cần có chính sách tuyển dụng đối với mỗi nhóm yếu thế; thiết kế các chương trình đào tạo chuyên biệt với sự tham gia của doanh nghiệp, kết hợp với tư vấn nghề, giải quyết việc làm, hướng dẫn cơ hội việc làm và tự tạo việc làm. Đồng thời, nâng cao nhận thức của nhóm yếu thế về học nghề và việc làm.

Phỏng vấn người dạy nghề ở doanh nghiệp, có 85% người trả lời phỏng vấn cho rằng nên xây dựng một chương trình đào tạo chuẩn dành cho người dạy nghề của doanh nghiệp. Khó khăn: Việc hợp tác đào tạo mới ở giai đoạn thử nghiệm và chưa được áp dụng rộng rãi, chưa có những quy định cụ thể, rõ ràng. Chi phí đầu tư cho giáo viên và chương trình giảng dạy khi tham gia đào tạo chính quy.

Khuyến nghị sơ bộ: Cần xây dựng hệ thống đào tạo tại doanh nghiệp trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên liên quan. Cần nhấn mạnh lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia đào tạo chính quy tại doanh nghiệp.

Mạng lưới cơ sở GDNN chất lượng cao phải đạt kết quả tốt hơn trong hợp tác với doanh nghiệp, các trường này cần đi đầu trong việc thử nghiệm các mô hình đào tạo hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm hợp tác cho các trường khác và dẫn đầu trong hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên.

Về Hệ thống đảm bảo chất lượng, khuyến nghị:Nhà nước cần đẩy mạnh công tác bảo đảm chất lượng GDNN, đây cũng là trách nhiệm của mỗi cơ sở GDNN và việc đánh giá / thẩm định chát lượng phải do một cơ quan kiểm định độc lập thực hiện.

Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và chuẩn đầu ra: Khối doanh nghiệp cần có vai trò mạnh mẽ hơn trong việc xây dựng các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và xác định đầu ra.

Hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp: Nhằm đẩy mạnh mối quan hê hợp tác giữa nhà nước, nhà trường và nhà doanh nghiệp, cần xây dựng khung hợp tác giữa ba nhà, đảm bảo tính thực thi, minh bạch trong quan hệ hợp tác. Đồng thời khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp trong hoạt động GDNN, kết nối học sinh tốt nghiệp với doanh nghiệp đã cung cấp đào tạo. Nhà nước đóng vai trò là chiếc cầu nối, cả ba nhà đều phải thể hiện tính cam kết trong hợp tác.

Tăng cường tính hấp dẫn của GDNN thông qua nâng cao nhận thức: Khi tổ chức hướng nghiệp cần nhiều doanh nghiệp tham gia. Câu chuyện thành công cần được kể trên các phương tiện truyền thông đa dạng và quảng bá thành công không chỉ của học sinh tốt nghiệp trường nghề mà cả những điển hình cơ sở GDNN, doanh nghiệp có thành tích trong hợp tác đào tạo nghề.

Tăng cường tính hấp dẫn của GDNN thông qua hợp tác và trao đổi kinh nghiệm quốc tế. Khuyến nghị: Bài học kinh nghiệm từ các mô hình mới, cách tiếp cận mới đã thí điểm trong các dự án quốc tế ở Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế về hợp tác giữa cơ sở GDNN và khối doanh nghiệp cần được nghiên cứu, đánh giá, điều chỉnh và nhân rộng.

Những mục tiêu đột phát nên đưa vào Chiến lược

Nghiên cứu khuyến nghị những mục tiêu đột phá nên đưa vào Chiến lược Phát triển GDNN giai đoạn  2021- 2030  gồm: Nâng cao chất lượng đào tạo theo nhu cầu của thị trường; Nâng cao chất lượng giáo viên và cán bộ quản lý đạt chuẩn ASEAN; Tăng cường sự tham gia và hợp tác của khối doanh nghiệp trong hoạt động GDNN; Củng cố mạng lưới các cơ sở GDNN; Tăng cường công tác hướng nghiệp và truyền thông thay đổi nhận thức về học nghề; Xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá và dự báo. Hoàn thiện cơ chế hợp tác giữa các bộ chức năng trong lĩnh vực GDNN.

Nghiên cứu cũng chỉ ra cơ hội cho GDNN giai đoạn mới, đó là số hóa, yêu cầu của cuộc CMCN 4.0 (thiết bị, công nghệ, đào tạo), nhu cầu lao động có tay nghề; dân số vàng và các yếu tố khách về dân số và sự phát triển kinh tế. Bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức như: Hoàn thiện cơ chế quản lý và đầu tư cho GDNN, cơ chế hợp tác; Nâng cao năng lực của người lao động( kỹ năng và thái độ làm việc), nâng cao năng lực của giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; Nâng cao trình độ trong GDNN; Hợp tác với doanh nghiệp; Cải tiến công tác tư vấn nghề; Nâng cao tính cạnh tranh của hệ thống GDNN Việt Nam trên quốc tế, lao động di cư và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh truyền thông thay đổi về nhận thức GDNN.

Thu Thủy (lược ghi)

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.07805 sec| 670.695 kb