Kinh nghiệm về giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh trung học ở một số nước trên thế giới

Việc học tập kinh nghiệm về giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học sẽ là cơ sở cho việc thực hiện tốt tốt chủ trương phân luồng và hướng nghiệp đã được nêu trong Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị và cũng là tiếp tục thực hiện tốt hơn nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời gian tới.

Trong những thập niên gần đây do sự gia tăng dân số và nhu cầu giáo dục khiến giáo dục kỹ thuật nghề ở các quốc gia đã có nhiều thay đổi nhằm định hướng cho mọi người nghề nghiệp tương lai. Công nghệ và đào tạo hướng nghiệp trở thành nền tảng trong hệ thống giáo dục của mọi quốc gia trên thế giới. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng người học, giáo dục của phần lớn các nước đều có xu hướng phân thành 2 luồng chính: luồng hàn lâm phát triển theo hướng học lên đại học khoa học công nghệ và luồng nghề nghiệp phát triển theo hướng đào tạo kỹ thuật- nghề nghiệp ở các trình độ trung học, cao đẳng, đại học.

Bài viết này xin giới thiệu kinh nghiệm về công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học ở một số nước trên thế giới.1. Kinh nghiệm ở Nhật BảnNhật Bản là một trong số các quốc gia phát triển trên thế giới với tỷ lệ người mù chữ thực tế gần như bằng không và 74.1% (năm 2010) số học sinh theo học lên đến bậc đại học, cao đẳng và trung cấp, một con số ngang hàng với Mỹ và vượt trội một số nước châu Âu. Điều này đã tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp của đất nước Nhật Bản trong thời kỳ hiện đại. Hệ thống giáo dục Nhật Bản hiện hành đã được thiết lập ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai vào giữa những năm 1947 và 1950, lấy hệ thống của Mỹ làm kiểu mẫu. Nó bao gồm 9 năm giáo dục bắt buộc (6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở), tiếp theo đó là 3 năm trung học phổ thông không bắt buộc và 4 năm đại học.

Kinh nghiệm về giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh trung học ở một số nước trên thế giớiNhiều học sinh THCS chọn học nghề thay vì học lên cao

Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản có chính sách phát triển trường trung học kỹ thuật bậc cao và thành lập loại hình trường cao đẳng công nghệ đào tạo 5 năm với đối tượng là học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Trong một số chương trình, học sinh có thể tham gia vào các khóa đào tạo nghề thông qua liên kết giữa nhà trường và các nhà tuyển dụng địa phương. Sau trung học cơ sở, khoảng 70% học sinh học tiếp lên trung học phổ thông để vào đại học, cao đẳng; khoảng 30%  học sinh còn lại đi theo hướng đào tạo nghề.2. Kinh nghiệm ở Trung Quốc

Trung Quốc đang ngày càng nỗ lực phát triển nền giáo dục để trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về giáo dục trên thế giới. Hệ thống giáo dục của Trung Quốc bao gồm 3 cấp bậc: bậc tiểu học, bậc trung học và bậc cao (Cao đẳng, đại học và sau đại học). Bậc tiểu học: kéo dài 6 năm và là chế độ giáo dục bắt buộc được nhà nước bảo trợ. Bậc trung học: gồm trung học phổ thông và trung học dạy nghề. Trung học phổ thông kéo dài 6 năm gồm giai đoạn sơ trung và cao trung. Trung học dạy nghề kéo dài 3 năm do 3 loại trường đảm nhiệm là: Trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và dạy nghề. Giáo dục bậc cao: thường là 4 năm bao gồm nhiều nghành nghề khác nhau do các trường của nhà nước và trường tư thục thực hiện.Giáo dục Trung Quốc hiện đang thay đổi theo xu hướng của các nước phát triển. Các trường đại học của nhà nước cũng phải tự hạch toán và không còn được nhà nước bao cấp hoàn toàn. Chất lượng giáo dục và phương pháp cũng được thay đổi theo kịp sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc đã hình thành thể chế phân luồng giáo dục theo 3 tầng bậc là: phân luồng sau tốt nghiệp tiểu học, phân luồng sau tốt nghiệp sơ trung (trung học cơ sở) và phân luồng sau tốt nghiệp cao trung (trung học phổ thông), trong đó phân luồng sau sơ trung là chủ yếu. Mục tiêu phân luồng sau giáo dục bắt buộc ở Trung Quốc là hai luồng giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp đạt tỷ lệ 1:1 và phát triển theo hướng quy mô giáo dục nghề nghiệp trung cấp lớn hơn giáo dục phổ thông; giáo dục nghề nghiệp và giáo dục phổ thông liên thông với nhau và phát triển hài hòa.3. Kinh nghiệm ở SingaporeSingapore được mệnh danh là con rồng của Châu Á vì sự vươn lên mạnh mẽ của mình trong kinh tế. Tuy là một đảo quốc nhỏ bé, nhưng Singapore luôn đặt giáo dục làm trọng tâm trong các chính sách của mình. Nền giáo dục của Singapore được xây dựng trên nền tảng lâu đời của Anh quốc, chính vì thế đã đạt được thành tựu khổng lồ, là quốc gia trong mơ của những ai đang có giấc mơ du học.Hệ thống giáo dục tại Singapore được phát triển trên nền tảng: mỗi sinh viên đều có những năng khiếu đặc biệt và sở thích riêng biệt. Hệ thống giáo dục được áp dụng một cách linh hoạt để giúp học sinh thể hiện hết tài năng của bản thân một cách toàn diện nhất. Giáo dục phổ thông và đại học Singapore có rút ngắn thời gian, cụ thể là trung học phổ thông ở đây chỉ có 2 năm, đại học chỉ có 3 năm.Công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông ở Singapore được lồng ghép và tích hợp trong các hoạt động giáo dục phù hợp với lứa tuổi từ bậc trung học đến cả bậc học sau phổ thông. Giáo dục hướng nghiệp gồm 3 giai đoạn: Nhận thức nghề nghiệp; khám phá nghề nghiệp; kế hoạch thực thi nghề nghiệp. Quá trình này giúp cho mỗi người nhận ra bản sắc riêng của chính mình, khám phá ra khả năng ưu thế của bản thân, nhận thức những quyền lợi giá trị nghề nghiệp cần theo đuổi, từ đó có những kế hoạch khả thi để phát triển nghề nghiệp nhằm hướng tới xây dựng năng lực tình cảm xã hội giúp học sinh trở thành chủ động, linh hoạt và dễ thích nghi với môi trường sống.4. Kinh nghiệm ở MalaysiaGiáo dục Malaysia có lịch sử lâu đời, các trường học đầu tiên là những trường Mã Lai và các trường Hồi giáo. Trong và sau thời gian là thuộc địa của Anh, xuất hiện các trường đào tạo bằng tiếng Anh và hệ thống giáo dục chuyển đổi mạnh mẽ theo xu hướng Tây hóa, với các trường đào tạo bằng tiếng Anh và bằng tiếng Trung Quốc. Nền giáo dục Malaysia được điều hành bởi hai bộ: Bộ Giáo dục  và Bộ Đại học và tại mỗi bang thì có sở giáo dục bang để quản lý, điều hành. Chính sách giáo dục được thực hiện theo bộ luật giáo dục được ban hành vào năm 1996. Học sinh có thể học ở trường công lập, miễn phí với các công dân Malaysia, hoặc trường tư, hoặc giáo dục từ gia đình. Theo luật, giáo dục tiểu học là bắt buộc. Giống nhiều nước châu Á khác, các bài kiểm tra chuẩn quốc gia.Hệ thống giáo dục được thiết kế như sau: Nhà trẻ: từ 3-4 tuổi; Mẫu giáo: từ 4-6 tuổi; Tiểu học: từ 7- 12 tuổi; Trung học: từ  13- 18 hoặc 19 tuổi; Giáo dục bậc cao (cao đẳng/ đại học): ở nhiều độ tuổi khác nhau.Công tác giáo dục hướng nghiệp hiệu quả từ 4 hoạt động sau: Giáo dục hướng nghiệp bắt đầu từ các giáo viên giảng dạy trong lớp học; các hướng dẫn nghề nghiệp ngay từ tiểu học; hướng dẫn nghề nghiệp thông qua các câu lạc bộ nghề nghiệp để học sinh có cơ hội thảo luận, tranh luận và hiểu sâu sắc cũng như tự tìm kiếm, khám phá, khai thác và đàm phán các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp tương lai; khuyến khích tự tạo việc làm.5. Kinh nghiệm ở Hồng KôngLà một thuộc địa Anh, hệ thống giáo dục của Hồng Kông gần như theo hệ thống giáo dục của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, và đặc biệt là hệ thống giáo dục Anh. Tại các cấp giáo dục chuyên nghiệp bậc đại học, cả hai hệ thống giáo dục Anh và Mỹ đều tồn tại.Hệ thống giáo dục của Hồng Kông có đặc điểm: 3 năm mẫu giáo không bắt buộc, tiếp theo là 6 năm phổ thông cơ sở và 3 năm phổ thông trung học bắt buộc và 2 năm phổ thông cao cấp không bắt buộc để được cấp bằng bằng trung học Hồng Kông  và một khoá 2 năm học chương trình cao đẳng đại học để nhận bằng giáo dục cao cấp Hồng Kông. Một hệ thống giáo dục trung học cao cấp cải cách kiểu “3+3+4”, trong đó có ba năm trung học thông thường, ba năm trung học cao cấp và bốn năm cao đẳng, đại học sẽ được áp dụng từ năm 2009 trở đi. Phần lớn các trường phổ thông toàn diện ở Hồng Kông thuộc trong ba dạng sau: trường công, trường được trợ cấp và trường tư.Hồng Kông đưa ra 9 lĩnh vực hướng nghiệp là: Khoa học ứng dụng, Quản trị kinh doanh, Dệt may, Du lịch và Dịch vụ khách sạn, Công nghệ thông tin, Điện và Điện tử, Cơ khí,… Thông thường ở cuối cấp trung học cơ sở, học sinh thường quyết định chọn theo học 1 chương trình chính khóa và 2 chương trình nghề. Giáo dục hướng nghiệp cấp trung học cơ sở diễn ra đồng thời với chương trình chính khóa trong 4 năm. Nhiều học sinh đăng ký học chương trình dạy nghề sau tốt nghiệp trung học cơ sở ở các cơ sở đào tạo có cấp chứng chỉ nghề mặc dù có thể học chương trình này ở các cấp học tiếp theo.6. Kinh nghiệm ở Cộng hòa liên bang ĐứcCộng hòa liên bang Đức là quốc gia có chế độ liên bang, giáo dục nằm trong thẩm quyền của mỗi bang. Việc tổ chức ngành giáo dục có những khác biệt giữa các bang, mỗi bang có bộ luật và hệ thống giáo dục riêng. Ở Đức, theo quy định của hiến pháp, toàn bộ ngành giáo dục chịu sự quản lý của nhà nước. Quyền thành lập các trường tư được đảm bảo thông qua những quy định đặc biệt.Nghĩa vụ bắt buộc đến trường (giáo dục phổ cập) được quy định trong hiến pháp các bang. Có sự phân biệt giữa nghĩa vụ học phổ thông (toàn thời gian) và nghĩa vụ học nghề. Nghĩa vụ học phổ thông kéo dài đến khi kết thúc năm thứ  9 đến trường (ở 4 bang cho đến năm thứ 10). Khái niệm “năm đến trường” không được nhầm với khái niệm “bậc lớp” (ví dụ: với một học sinh ở lại lớp hai lần, nghĩa vụ đi học toàn thời gian kết thúc ở cuối  lớp 7 hoặc lớp 8). Nghĩa vụ học nghề là 3 năm, bắt đầu sau khi kết thúc nghĩa vụ đi học phổ thông nếu không học tiếp THCS hay THPT tại một trường giáo dục phổ thông.Ở Đức, việc phân luồng rất sớm theo năng lực học sinh ngay sau trung học cơ sở. Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho sự phân luồng này. Luật pháp vừa bắt buộc, vừa tạo điều kiện cho khu vực tư nhân, khu vực phi chính phủ, các công ty/doanh nghiệp được/phải tham gia vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp và hệ thống tạo việc làm cho học sinh học nghề. Chính phủ không quản lý trực tiếp công tác dạy nghề, nhưng quản lý chất lượng đào tạo nhằm thống nhất chuẩn chất lượng và buộc các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề phải thực hiện theo chuẩn. Các cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp có quyền đưa các đặc điểm truyền thống, văn hóa, kinh tế xã hội của địa phương, nhu cầu và điều kiện của doanh nghiệp vào chương trình đào tạo. Do đó chương trình đào tạo thể hiện tính đa dạng và gắn kết chặt chẽ với thực tiễn địa phương, ngành nghề. Thông qua con đường này các bên liên quan đều được hưởng lợi, có hiệu quả kinh tế - xã hội cao.7. Kinh nghiệm ở Hoa KỳTích hợp giáo dục văn hóa và giáo dục nghề đang là xu hướng chính hiện nay ở bậc học trung học phổ thông Hoa Kỳ. Nhằm giúp học sinh xác định đúng nghề, đội ngũ giáo viên cố vấn (3-5 người) sẽ đồng hành cùng học sinh ngay từ đầu năm lớp 11 đến cuối năm lớp 12. Giáo viên cố vấn không giảng dạy bất cứ môn học nào khác. Hầu hết các trường, trung bình một tuần sẽ có một tiết học với giáo viên cố vấn. Ngoài ra, các giáo viên này còn liên hệ với các trường đại học, công ty,... để thông báo và tạo điều kiện cho học sinh đến tham dự các sự kiện giống như một thành viên chính thức của đơn vị đó. Những định hướng này đã giúp học sinh xác định được hướng đi và có sự chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.8. Kinh nghiệm ở New ZealandGiáo dục trung học được chia thành 4 chương trình khung cấp quốc gia và định hướng nghề nghiệp ở 13 lĩnh vực khác nhau. Có 39 tổ chức đào tạo nghiệp vụ nghề (ITO) tài trợ kinh phí cho hoạt động dạy nghề. Điểm đặc biệt là ITO tổ chức đào tạo, nhưng đồng thời đặt ra tiêu chuẩn chung dựa trên yêu cầu/quan điểm của các doanh nghiệp về kỹ năng cần thiết cho thị trường lao động. Việc đào tạo nghề chủ yếu thực hiện thông qua "hệ thống kép: học sinh học một phần ở trường dạy nghề, một phần thực tập tại công ty.Trên cơ sở nghiên cứu về kinh nghiệm triển khai giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông ở một số nước trên cho thấy: Việc phân luồng học sinh được thực hiện ngay sau cấp trung học cơ sở; công tác giáo dục hướng nghiệp được thực hiện trong chương trình giáo dục trong nhà trường ngay từ cấp Tiểu học; các giáo viên đều tham gia quá trình hướng nghiệp và đồng thời có đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản về tư vấn hướng nghiệp cho học sinh; nhà nước có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho sự phân luồng; các cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp tham gia sâu vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường.Trong bối cảnh đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, cùng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thị trường lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng giữa chất lượng cung và cầu cũng như cơ cấu lao động. Thị trường lao động sẽ phân hóa mạnh giữa nhóm lao động có kỹ năng nghề thấp và nhóm lao động có kỹ năng nghề cao. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 không chỉ đe dọa việc làm của những lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung (trung cấp, cao đẳng) cũng sẽ bị ảnh hưởng, nếu như họ không được trang bị những kỹ năng mới - kỹ năng sáng tạo.Cũng như các nước đang phát triển trên thế giới, Việt Nam đang đứng trước những mâu thuẫn và áp lực lớn trong thị trường lao động. Giải quyết việc làm là một trong những khâu cực kỳ quan trọng nhằm phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đồng thời đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu của nhân dân, trong đó đặc biệt là của lực lượng lao động trẻ - lực lượng lao động chính trong tương lai của đất nước. Chính vì vậy việc học tập kinh nghiệm về giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học sẽ là cơ sở cho việc thực hiện tốt tốt chủ trương phân luồng và hướng nghiệp đã được nêu trong Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị và cũng là tiếp tục thực hiện tốt hơn nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời gian tới./.Mạnh Hưng-Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.11139 sec| 682.633 kb