Lao động trẻ em là sự đánh đổi lợi ích trước mắt cho mục tiêu lâu dài

Ngày 29/6, tại Hải Phòng, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn về việc triển khai các cam kết quốc tế về phòng, chống lao động trẻ em và xây dựng sổ tay hướng dẫn.

Tuổi lao động tối thiểu không được dưới 15

TS Đào Quang Vinh, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, Việt Nam là quốc gia thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Công ước có 54 điều bao gồm tất cả các khía cạnh của cuộc sống của trẻ và đặt ra các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa mà tất cả trẻ em ở khắp mọi nơi đều được hưởng. Công ước cũng giải thích cách người lớn và chính phủ phải làm việc cùng nhau để đảm bảo tất cả trẻ em đều có thể được hưởng tất cả các quyền của mình.

Lao động trẻ em là sự đánh đổi lợi ích trước mắt cho mục tiêu lâu dài

"Có 4 điều đặc biệt được coi là những "Nguyên tắc chung" và đóng vai trò cơ bản trong việc hiện thực hiện tất cả các quyền trong Công ước dành cho tất cả trẻ em: Không phân biệt đối xử; Lợi ích tốt nhất của trẻ; Quyền tồn tại và phát triển cuộc sống; Quyền được lắng nghe", ông Vinh thông tin.

Tại Công ước 138 và Công ước 182 quy định tuổi lao động tối thiểu không được dưới 15 tuổi. Trẻ em dưới 18 tuổi không được phép làm những công việc nguy hiểm. Trẻ em từ 13 đến 15 tuổi có thể làm việc mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển và việc học hành. Cấm sử dụng trẻ em dưới 18 tuổi vào các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.

Ông Vinh cho biết, Việt Nam nội luật hóa các cam kết trong Bộ luật Lao động nă 2019, Luật Công đoàn và các quy định khác có liên quan đến Công ước 138 và Công ước 182. Theo đó, tuổi lao động tối thiểu không được dưới 15. Trẻ em dưới 18 tuổi không được phép làm những công việc nguy hiểm. Trẻ em từ 13 đến 15 tuổi có thể làm việc mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển và việc học hành. Cấm sử dụng trẻ em dưới 18 tuổi vào các hình thức LĐTE tồi tệ nhất.

Cũng theo TS Đào Quang Vinh để xóa bỏ lao động trẻ em, cần tăng cường vai trò giám sát của chính quyền địa phương đối với tình hình lao động trẻ em: Nắm tình hình kinh tế, việc làm và đời sống của các hộ gia đình trên địa bàn; Tình hình đi học/bỏ học của con em các hộ gia đình; Tình hình biến động dân cư và di cư lao động. Đồng thời, có các chính sách, chương trình hỗ trợ người dân, đặc biệt là các đối tượng khó khăn, người nghèo.

Bên cạnh đó, tăng cường vai trò của người sử dụng lao động: Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ rằng sử dụng lao động trẻ em là phi đạo đức và bất hợp pháp. Đồng thời, phối hợp với hiệp hội doanh nghiệp, với các cơ quan của Chính phủ để nắm bắt thông tin kịp thời, đặc biệt là về chính sách, quy định luật pháp, tận dụng các chương trình hỗ trợ của chính phủ. Tuân thủ luật pháp lao động và các tiêu chuẩn lao động quốc tế, trong đó có các tiêu chuẩn về lao động trẻ em. Cùng với đó, thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.

[caption id="attachment_15527" align="aligncenter" width="650"]Lao động trẻ em là sự đánh đổi lợi ích trước mắt cho mục tiêu lâu dài TS Nguyễn Hải Hữu, nguyên Cục trưởng Cục Trẻ em đóng góp ý kiến xây dựng cẩm nang về thực hiện các cam kết quốc tế về lao động trẻ em[/caption]

Người dân cần tăng cường nhận thức về quyền trẻ em, phân biệt giữa trẻ em làm việc và lao động trẻ em. Họ cần hiểu lao động trẻ em là sự đánh đổi lợi ích trước mắt cho mục tiêu lâu dài.

Xây dựng cẩm nang về thực hiện các cam kết quốc tế về lao động trẻ em

Theo chuyên gia Lê Kim Dung, nguyên Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH), đàm bảo thực hiện quyền trẻ em luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Vìệt Nam. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, Việt Nam luôn chủ động nâng cao năng lực để tuân thủ các cam kết quốc tế về lao động, đặc biệt là các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản, bằng việc tôn trọng, thúc đẩy và triển khai có hiệu quả các nguyên tắc liên quan đến các quyền lao động cơ bản về lao động, trong đó bao gồm loại bỏ một cách hiệu quả lao động trẻ em và cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.

Cùng với việc hoàn thiện hệ thống luật chính sách quốc gia, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia các cam kết quốc tế, trong đó có các cam kết quốc tế liên quan tới phòng chống lao động trẻ em.Việt Nam là một trong 17 quốc gia tiên phong trong Liên minh 8. 7 một quan hệ đối cao toàn cầu nhằm xóa bỏ lao động cưỡng bức, nô lệ hiện đại, buôn bán người và lao động trẻ em. Liên minh đã được ra mắt vào năm 2016 để giúp các quốc gia đạt được mục tiêu 7 của Mục tiêu phát triển bền vững 8: Một thế giới không có lao động cưỡng bức, nô lệ hiện đại, buôn bán người và mọi hình thức lao động trẻ em."Xóa bỏ lao động trẻ em trong chuỗi cung ứng không thành công sẽ dẫn đến việc bị trừng phạt kinh tế, làm cản trở sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và trực tiếp cản trở sự phát triển của trẻ em, nguồn nhân lực tương lai của xã hội. Do đó, khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu hơn vào kinh tế toàn cầu, việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức cũng như năng lực về tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế liên quan đến lao động trẻ em và chia sẻ tài liệu tham khảo có giá trị đối với Chính phủ và địa phương, người lao động và người sử dụng lao động về bản chất của lao động trẻ em trong chuỗi cung ứng và cách phòng ngừa là rất cần thiết", bà Lê Kim Dung nhấn mạnh.Với ý nghĩa đó, Việt Nam đang xây dựng Tài liệu tham khảo bao gồm Tập 1: Cuốn cẩm nang về thực hiện các cam kết quốc tế về lao động trẻ em và Tập 2: Một số kinh nghiệm của Việt Nam và quốc tế về xóa bỏ lao động trẻ em.

VÂN KHÁNH

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.03493 sec| 657.148 kb