Quảng Bình: Tăng tốc trong giải quyết việc làm

Trong thời gian qua, Quảng Bình đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn toàn tỉnh. Cùng với đó, chương trình GQVL đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, sự tham gia của các tầng lớp nhân dân và của chính người lao động. Qua đó, công tác GQVL, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của người lao động ở Quảng Bình đã đạt những kết quả đáng ghi nhận, góp phần tích cực vào việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

 Đẩy mạnh các biện pháp. Tăng tốc trong giải quyết việc làmNăm 2018 là năm đánh dấu sự quyết tâm của Quảng Bình trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Trong năm đã GQVL  cho 36.800 lao động  đạt 102,2% trong đó: tạo việc làm là19.600người, tạo thêm việc làm là17.200người, đưa tỷlệthất nghiệp xuống còn 1,9%; có trên 3.200 lượt khách hàng vay vốn góp phần tạo việc làm, duy trìvàmởrộng việc làm cho trên 4.000 lao động từnguồn vốn Quỹquốc gia giải quyết việc làm vànguồn vốn giải quyết việc làm của địa phương; có3.350 lao động được xuất khẩu lao động(đạt 117% kếhoạch năm). Trong năm, ngành cũng đã tham mưu UBND tỉnh Quảng Bình trích nguồn Trung ương tạm cấp cho tỉnh thực hiện bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển,góp phần giải quyết việc làm cho trên 9.500 lao động. Thông báo hơn 40 doanh nghiệp, đơn vịđến tuyển chọn xuất khẩu lao động. Năm 2018, thông qua việc triển khai thực hiện các dựán trọng điểm của tỉnh đãgóp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức 50 phiên giao dịch việc làm với 4.673 lượt người và 129 doanh nghiệp tham gia, 2.480 lượt người đạt sơ tuyển sau khi phỏng vấn. Năm 2018, có 26.528 lượt người được tư vấn, 2.605 người đăng ký xuất khẩu lao động và du học, đã có 330 người được xuất khẩu lao động và du học, tổ chức đào tạo nghề nghiệp cho 79 người, 2.936 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng, 106 người được hỗ trợ học nghề. Tham mưu UBND tỉnh trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thành lập Trường Cao đẳng Y tế Quảng Bình; cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho Trường Trung cấp Kinh tế, Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề huyện Bố Trạch, Trung tâm Dạy nghề thuộc Hội LHPN tỉnh, Trường Trung cấp Du lịch và Công nghệ số 9, Trường Trung cấp nghề Bình Minh; thẩm định Dự án Tổ hợp đào tạo nghề tại Miền Trung của Trường Cao đẳng nghề Văn Lang Hà Nội. Tổ chức 11 lớp bồi dưỡng,tập huấn cho 1.319 lượt nhà giáo, cán bộ quản lý với tổng kinh phí 350 triệu đồng từ nguồn Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới. Tổ chức 04 lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho 180 lượt người; tổ chức Hội thảo nâng cao chất lượng công tác giáo dục nghề nghiệp với tổng kinh phí 199,1 triệu đồng trích từ nguồn sự nghiệp giáo dục của tỉnh Quảng Bình. Năm 2018,tuyển sinh 15.628 người (đạt 104,8% KH năm), tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63,5%, trong đó: tỷlệlao động qua đào tạo nghềđạt 44,25%.Trong quý I/2019, đã thông báo 10 doanh nghiệp đến tuyển dụng xuất khẩu lao động; trình UBND tỉnh Quảng Bình cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cho 01 doanh nghiệp; chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài của 03 doanh nghiệp; cấp giấy phép lao động cho 06 người nước ngoài; thẩm định nội quy lao động và thỏa ước lao động của 02 doanh nghiệp; trả lời đơn thư về Bảo hiểm xã hội cho 08 lao động. Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức 07 phiên giao dịch việc làm; tư vấn việc làm cho 3.652 lượt người; giới thiệu xuất khẩu lao động và du học cho 128 người; xuất khẩu lao động 32 người; giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho 330 người; thu thập thông tin thị trường lao động trong nước: tiếp nhận 66 lượt đơn vị, tổ chức có nhu cầu tuyển dụng với hơn 200 vị trí công việc và 1.200 chỉ tiêu; thu thập thông tin thị trường ngoài nước: tiếp nhận 06 doanh nghiệp với hơn 100 chỉ tiêu được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép. Có được kết quả này là nhờ ngay từ đầu năm toàn tỉnh đã đẩy mạnh các biện pháp thực hiện nhằm tăng tốc trong giải quyết việc làm.Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Quảng Bình Nguyễn Trường Sơn cho biết: “Để có được kết quả trên, đây chính là sự nỗ lực của các sở, ban, ngành chức năng và các địa phương trong việc đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về các chủ trương, chế độ chính sách ưu đãi, pháp luật của Nhà nước đối với công tác đào tạo nghề, GQVL cho người lao động, về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong việc học nghề, tự tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế gia đình. Từ đó, các cấp, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân và chính người lao động đã tích cực thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách và giải pháp về GQVL, giúp tỉnh khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về nguồn lực lao động; giúp người lao động có việc làm, thu nhập ổn định, bảo đảm cuộc sống cho gia đình, góp phần giảm nghèo bền vững. Những kết quả đạt được cũng là cơ sở, là nền tảng để tỉnh Quảng Bình tiếp tục đề xuất các chính sách, giải pháp GQVL cho lao động trong những năm tiếp theo”.Quảng Bình: Tăng tốc trong giải quyết việc làm

TT DVVL Quảng Bình tư vấn việc làm cho người lao động 

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng với nhu cầu thị trường lao động là mục tiêu hàng đầu trong công tác GQVL. Quảng Bình đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền,phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong công tác giáo dục nghề nghiệp,lấy kết quả tuyển sinh, giáo dục nghề nghiệp làm một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ ở các địa phương, đơn vị. Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.Thực hiện công tác tuyên truyền phù hợp với nhận thức, trình độ và phong tục tập quán của từng vùng nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác giáo dục nghề nghiệp. Các địa phương thực hiệnnhân rộng các mô hình dạy nghề có hiệu quả, chú trọng dạy nghề phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, dạy nghề gắn với doanh nghiệp, kinh doanh; tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả các Đề án. Tham mưu xây dựng và triển khai Đề án quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Đề án phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2019 - 2020.Xác định đẩy mạnh sản xuất, tìm tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo cho người dân là một trong những nhân tố quan trọng để đảm bảo an sinh xã hội. Giải quyết được vấn đề này sẽ góp phần quan trọng để mọi người dân đều có cơ hội về việc làm, cải thiện thu nhập, đảm bảo cuộc sống gia đình ổn định.  Trong kế hoạch hành động năm 2019, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho trên 36.000 lao động, trong đó tạo việc làm cho 19.000 lao động, tạo thêm việc làm cho 17.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp toàn tỉnh đến cuối năm 2019 xuống dưới 02%; tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp 15.000 người, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 64%; thực hiện đồng bộ, có hiệu quả chính sách giảm nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo 2%, cận nghèo 3% so với năm 2018… Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nghề, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Bình./.

Thu Hương - Báo Dân sinh

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.05533 sec| 656.977 kb