Tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người dân về chính sách BHXH, BHYT

Chiều ngày 9/4 tại Hà Nội, Bảo hiểm xã  hội Việt Nam  đã làm với đoàn công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về vấn đề cải cách chính sách BHXH, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: cần đẩy mạnh tuyên truyền, thay đổi nhận thức của người dân về chính sách BHXH, BHYT, chỉ khi nào người dân thấy đây là sát sườn, trở thành văn hóa an sinh thì khi đó họ sẽ tự giác tham gia. Để tiền tới thực hiện BHXH toàn dân, đây là cái quan trọng nhất, là mục tiêu bao quát, bao trùm.

Tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người dân về chính sách BHXH, BHYT - Ảnh 1

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu tại buổi làm việc (Ảnh trong bài: Mạnh Dũng - Chí Tâm)

 Quý I/2019, tăng lên 14,795 triệu người tham gia BHXHBáo cáo với đoàn, Phó Tổng Giám đốc Trần Đình Liệu cho biết, tính đến hết năm 2018, toàn quốc có 14,724 triệu người tham gia BHXH, đạt 100,7% kế hoạch, chiếm 30,4% lực lượng lao động trong độ tuổi; 12,68 triệu người tham gia BH thất nghiệp, đạt 101,1% kế hoạch; 83,515 triệu người tham gia BHYT, đạt tỉ lệ bao phủ 88,5% dân số, vượt 3,3% so với chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao.Đến hết quý I/2019, tăng lên 14,795 triệu người tham gia BHXH; 12,78 triệu người tham gia BH thất nghiệp và 83,6 triệu người tham gia BHYT…“Tuy nhiên, tỉ lệ bao phủ BHXH còn thấp so với tiềm năng; tình trạng trốn, nợ BHXH, BHYT vẫn còn phổ biến. Việc phát triển đối tượng tham gia BHXH còn chậm, đặc biệt là BHXH tự nguyện. Tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BH thất nghiệp còn xảy ra ở nhiều đơn vị. Số DN phá sản, ngừng hoạt động, có chủ bỏ trốn có chiều hướng tăng; trong khi vẫn chưa có hướng dẫn xử lý nợ BHXH, BHYT trong những doanh nghiệp này…”, ông Liệu cho biết.Tại buổi làm việc, liên quan tới mục tiêu tăng diện bao phủ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện; cũng như trong chi trả các chế độ, Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐ-TB&XH) Phạm Trường Giang chia sẻ, ngành BHXH vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức. Vì vậy, ông Giang đề nghị cần nghiên cứu chức năng thanh tra chi trả chế độ BHXH, BHYT cho ngành BHXH; hoặc xây dựng hệ thống kiểm soát, giám sát việc chi trả các chế độ... 

Tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người dân về chính sách BHXH, BHYT - Ảnh 2Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh mong muốn Bộ trưởng quan tâm đến việc hoàn thiện quy định chức năng thanh tra chi BHXH

 Đồng quan điểm, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm UBCVĐXH của Quốc hội khẳng định, 10 năm qua, đặc biệt là 5 năm trở lại đây, BHXH Việt Nam đã có bước tiến dài, với nhiều kết quả ấn tượng trong phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT. Tuy nhiên, nhận thức của người dân về chính sách an sinh xã hội chưa cao; các chính sách BHXH cũng cần được thiết kế hấp dẫn hơn cho người dân.Vì vậy, theo ông Lợi, ngành BHXH cần tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, tăng hiệu quả công việc và chất lượng phục vụ...Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh thông tin, hiện nay, Bưu điện được giao chi trả, nhưng ngành BHXH vẫn phải làm mẫu biểu để đưa tiền đến tận tay người hưởng chế độ. “Chức năng đầu tư quỹ cũng là mảng lớn. Nếu ở các nước, mảng này sôi động, thì ở Việt Nam vấn đề đầu tư quỹ an toàn là số 1”, bà Minh cho biết.Cũng theo vị Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, chính vì tính chất đặc thù của ngành, nên một số vướng mắc trong chính sách khiến ngành khó thực hiện. Đơn cử, vấn đề xử lý nợ BHXH trong các doanh nghiệp phá sản, có chủ bỏ trốn... nếu không giải quyết được sẽ kéo theo rất nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động. 

Tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người dân về chính sách BHXH, BHYT - Ảnh 3Phó chủ nhiệm UBCVĐXH của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi phát biểu tại buổi làm việc

 Dịch vụ thân thiện lên. Các chính sách BHXH dần phát huy tác dụngBên cạnh đó, bà Minh thừa nhận, ngành BHXH cũng gặp khó khăn trong mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện… “Trong năm 2019, BHXH Việt Nam phấn đấu liên thông tất cả các phần mềm. Riêng cải cách bộ máy, ngành sẽ thực hiện thận trọng, vì liên quan đến người dân. BHXH Việt Nam mong muốn Bộ trưởng quan tâm đến việc hoàn thiện quy định chức năng thanh tra chi BHXH, để tới đây sẽ làm tốt nhiệm vụ được giao” - Tổng Giám đốc nhấn mạnh.Ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu của ngành BHXH, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, “mừng với kết quả đạt được”, nhất là trong lĩnh vực cải cách TTHC và ứng dụng CNTT để mang lại sự hài lòng cho người tham gia, đồng thời Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng không quên “chia sẻ với những khó khăn của ngành gặp phải”.“Những khó khăn, thách thức đó, Bộ LĐ-TB&XH sẽ sát cánh, đồng hành, cùng ghé vai vào gánh vác - không có chuyện “của anh” hay “của tôi”, để cùng BHXH Việt Nam tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc vì mục tiêu chung đảm bảo quyền lợi của người dân, người lao động”, người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH nhấn mạnh.Theo đó, Bộ trưởng cho rằng, thời gian qua chính sách BHXH phát huy hiệu quả, trở thành công cụ đắc lực trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội. Cùng với BHYT, BHXH là một trong hai trụ cột quan trọng nhất thực hiện an sinh xã hội.Song song, ngành bảo hiểm cũng đã cố gắng để từng bước tiếp cận với vấn đề mới, những vấn đề theo thông lệ quốc tế. Dịch vụ thân thiện lên. Các chính sách BHXH dần phát huy tác dụng. “Đặc biệt tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH Việt Nam  từng bước chuyên nghiệp hơn, hiện đại hơn, đặc biệt thực hiện rất tốt việc cải cách hành chính - một bước tiến rất dàì được Chính phủ đánh giá cao”, Bộ trưởng nói. 

Tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người dân về chính sách BHXH, BHYT - Ảnh 4Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cùng đoàn công tác khảo sát thực tế ứng dụng CNTT của BHXH Việt Nam 

 Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, thời gian tới, BHXH Việt Nam và Bộ LĐ-TB&XH cần bám sát tinh thần Nghị quyết 28-NQ/TW về Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, tập trung thực hiện tốt các mục tiêu đề ra cho từng giai đoạn cụ thể, tiến tới thực hiện BHXH toàn dân “đó là mục tiêu bao trùm của NQ 28, để mọi người dân đều được thụ hưởng quyền theo điều 34 Hiến pháp công dân có quyền được đảm bảo an sinh xã hội”. Để triển khai thực hiện, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cần đặc biệt quan tâm 3 vấn đề:Thứ nhất, cần đẩy mạnh tuyên truyền, để thay đổi nhận thức của người dân về chính sách BHXH, BHYT. Chỉ khi nào người dân thấy đây là sát sườn, trở thành văn hóa an sinh, thì khi đó họ sẽ tự giác tham gia. Để làm được điều đó, cần xây dựng đề án về truyền thông: Tiếp cận người thụ hưởng thế nào, tiếp cận đối tượng thế nào… Cần có đề án truyền thông tiếp cận các đối tượng tham gia BHXH, nghiên cứu xây dựng ban hành chính sách hợp lòng dân. “Để tiến tới thực hiện BHXH toàn dân. Đây là cái quan trọng nhất, là mục tiêu bao quát, bao trùm”, ông nói.Thứ hai, hai ngành phải tăng cường phối hợp trong việc góp ý, kiến nghị xây dựng, sửa đổi chính sách BHXH, BHYT hấp dẫn hơn. Xử lý, giải quyết ngay những vấn đề đang tồn tại như tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH. Tiếp đó, để thúc đẩy thực hiện BHXH cần sự vào cuộc của các cơ quan, đặc biệt là các địa phương, đặc biệt là người đứng đầu Bí thư, Chủ tịch UBND, phải tham gia chuyển động mạnh mẽ, hiệu quả. Một trong những giải pháp được Bộ trưởng gợi ý là giao chỉ tiêu đến từng địa phương. Đi cùng với đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra.Thứ ba, hai ngành cần xây dựng hệ thống theo hướng hiện đại, tinh gọn, chuyên nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 28, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo; đồng thời tăng cường kết nối dữ liệu giữa hai ngành trong giải quyết chế độ cho người tham gia BHXH, BH thất nghiệp. Đồng thời tăng cường kết nối dữ liệu giữa hai ngành LĐ-TB&XH- Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong giải quyết chế độ cho người tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp. Tiến tới phấn đấu chia sẻ thông tin, kết nối dữ liệu quản lý, điều hành.

Thanh Nhung - Báo dân sinh

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.03883 sec| 661.219 kb