Xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Đây là chủ đề Hội thảo do Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) cùng tổ chức ChildFund Việt Nam, Viện Nghiên cứu Quản lý phát triển bền vững (MSD), Trung tâm Công nghệ thông tin - Truyền thông Vietnet phối hợp tổ chức vào trung tuần tháng 7.  “Nguy cơ rủi ro trong thế giới ảo và thế giới thực ngày càng khó phân định, trẻ em có thể là nạn nhân, người đón nhận, người tham gia hoặc người khởi xướng các hành vi có nguy cơ bị xâm hại trên internet, Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam nhấn mạnh khi phát biểu khai mạc hội thảo. Theo ông Nam, trẻ em hiện phải đối mặt với nhiều rủi ro trong môi trường mạng như hình ảnh của trẻ bị xâm hại, bóc lột được phát tán. Bên cạnh đó, trẻ em có thể tiếp xúc với nhiều nội dung không phù hợp như bạo lực, nhạy cảm hay thậm chí xúi giục tự tử...

Xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạngẢnh:  Để bảo vệ trẻ em trên internet, cha mẹ phải làm bạn, chia sẻ và hướng dẫn trẻ khai thác thông tin một cách an toàn lành mạnh

“Các quyền được bảo vệ, được an toàn của trẻ em cả trên môi trường mạng cần được quan tâm và bảo đảm hơn nữa. Xây dựng một mạng lưới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng chính là mối quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và giới truyền thông”, ông Đặng Hoa Nam nói thêm.Mạng lưới quốc gia bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là một sáng kiến để kết nối các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thúc đẩy nỗ lực của các bên liên quan trong việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng ở cả ba cấp độ: Phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp. Theo ông Nam, cần xây dựng khung pháp lý chặt chẽ để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, bởi Việt Nam xếp 13/201 quốc gia có số lượng cao sử dụng Internet, tỷ lệ lớn là trẻ em và thanh niên.Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam bày tỏ quan điểm, cùng với các quyền của trẻ em ngày càng được tôn trọng và cam kết thực hiện, thế giới ngày nay vẫn và sẽ còn các nguy cơ xâm hại trẻ em. Vì vậy, các quyền được bảo vệ. Trách nhiệm bảo vệ trẻ em không phải của riêng ai, của riêng cơ quan, tổ chức nào mà cần sự phối hợp, hợp tác, chung tay của tất cả các bên để trẻ em có thể được hưởng quyền được tiếp cận thông tin và có sự phát triển toàn diện trong thời đại công nghệ số.Theo kết quả khảo sát "Những trải nghiệm không mong muốn khi sử dụng internet" do Trung tâm Sáng kiến Sức khoẻ và Dân số và Bộ LĐ-TB&XH thực hiện năm 2014, gần 36,5% số trẻ trải nghiệm các thông tin, hình ảnh liên quan đến bạo lực. Hơn 13% buộc phải tiếp xúc không mong muốn với tài liệu khiêu dâm. Gần 16% trẻ gặp hành vi dụ dỗ tình dục qua mạng. Trong khi đó, 2% trẻ em nhận được yêu cầu tiết lộ thông tin cá nhân, hình ảnh không mong muốn.

Xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạngẢnh: Khảo sát cũng cho thấy gần 16% trẻ em Việt Nam dùng internet gặp hành vi dụ dỗ tình dục qua mạng

Để bảo vệ được các em trên môi trường mạng, ông Đặng Hoa Nam đưa ra lời khuyên, cha mẹ nên làm bạn để chia sẻ, hướng dẫn con sử dụng và khai thác thông tin trên Internet. Cần thực tế nhìn nhận cha mẹ đi sau con cái về công nghệ thông tin, nên cần học hỏi theo sát để bảo vệ con. Bên cạnh đó, việc xử phạt những cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng, chia sẻ thông tin bí mật của trẻ em còn khá nhẹ, với hình thức nhắc nhở. Các khung pháp lý bảo vệ trẻ em cần được sửa đổi, chặt chẽ hơn để mang tính răn đe.Báo cáo về bóc lột tình dục thương mại trẻ em do Bộ LĐ-TB&XH và UNICEF công bố năm 2014 cho thấy văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em mang tính thương mại tồn tại ở Việt Nam. Các vụ việc xâm hại, bóc lột tình dục thương mại trẻ em ngày càng gia tăng, nhờ sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số. Bên cạnh đó, trẻ em dễ bị dụ dỗ, ép buộc tham gia “phô bày cơ thể” và “biểu diễn tình dục qua mạng”. Ngoài ra, hình ảnh xâm hại tình dục trẻ em có nguy cơ rao bán cho bên thứ 3.Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em, ông Michael Gray, Giám đốc chương trình Quỹ See Dev từ Canada chia sẻ: “Trong thời đại công nghệ số phát triểnrộng rãi và len lỏi tới mọi ngóc ngách của cuộc sống, chỉ có cách tiếp cận phối hợp đa bên, đa ngành là phương thức tối ưu để giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến bảo vệ trẻ em từ phòng ngừa, can thiệp, tới hỗ trợ. Việc kết nối mạng lưới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là hoạt động rất thức thời”.Ngay trong khuôn khổ hội thảo, Microsoft Việt Nam, ChildFund Việt Nam và Cục Trẻ em ký kết Thỏa thuận hợp tác về bảo vệ trẻ em, trong đó có bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Theo thỏa thuận hợp tác này, Microsoft sẽ hỗ trợ ChildFund, Cục Trẻ em trong hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng bảo vệ trẻ em, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Đặc biệt, các bên sẽ phối hợp xây dựng hệ thống thông tin và phát triển ứng dụng, giải pháp kỹ thuật bảo vệ trẻ em và báo cáo các trường hợp trẻ bị xâm hại.Ông Phạm Thế Trường, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam khẳng định: “Dự án được ký kết là một minh chứng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết những thách thức trong xã hội và không ngừng cải thiện điều kiện sống của con người, đặc biệt là trẻ em, từ đó thúc đẩy sự phát triển công bằng. Chúng tôi hy vọng dự án sẽ mang lại kết quả tốt đẹp để các trẻ em Việt Nam được sống trong một môi trường lành mạnh hơn”.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.04711 sec| 658.07 kb