3 trọng tâm hợp tác giữa Hiệp hội GDNN và Nghề CTXH với GIZ và TVET: Hợp tác với doanh nghiệp, Xanh hóa đào tạo nghề và truyền thông

Căn cứ biên bản ghi nhớ giữa Hiệp hội GDNN và Nghề CTXH Việt Nam cùng Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam (TVET) của Cơ quan Hợp tác phát triển Đức (GIZ), cuối tháng 8 vừa qua lãnh đạo hai bên đã có buổi thống nhất về những nội dung hợp tác cụ thể cuối năm 2018 và giai đoạn đến 2020.Theo đó, bà Nguyễn Thị Hằng, Chủ tịch Hiệp hội GDNN và nghề CTXH Việt Nam và bà Britta van Erckelens, Phó Giám đốc Chương trình, Cố vấn kỹ thuật Cao cấp đã thống nhất 3 nội dung trọng tâm hợp tác giữa hai bên, cụ thể là: lĩnh vực hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề; Xanh hóa đào tạo nghề và truyền thông.[caption id="attachment_3904" align="aligncenter" width="581"]3 trọng tâm hợp tác giữa Hiệp hội GDNN và Nghề CTXH với GIZ và TVET: Hợp tác với doanh nghiệp, Xanh hóa đào tạo nghề và truyền thông Hội thảo về Xanh hóa đào tạo nghề do TVET tổ chức với sự tham gia của VVTA[/caption]Bà Britta van Erckelens cho biết, từ giờ đến cuối năm 2018, bên phía GIZ và Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam sẽ liên tục có các hoạt động dày đặc liên quan đến hai chủ đề là Xanh hóa đào tạo nghề và hợp tác đào tạo với doanh nghiệp. Đối với chủ đề hợp tác cùng doanh nghiệp, GIZ và Chương trình đề xuất xây dựng chương trình đào tạo cán bộ đào tạo trong doanh nghiệp và coi đây là trọng tâm khi nói đến hợp tác cùng doanh nghiệp. “Chúng tôi rất muốn có sự đóng góp của Hiệp hội về nội dung này”, bà Britta van Erckelens nhấn mạnh. Trong lĩnh vực Xanh hóa đào tạo nghề, Chương trình đã hỗ trợ tổ chức hội thảo chuyên đề lồng ghép trong Hội giảng giáo viên GDNN toàn quốc. Bên cạnh đó, Chương trình cũng xây dựng cẩm nang về đào tạo nghề xanh giành cho các cơ sở GDNN nghiên cứu và áp dụng. Tuy nhiên, theo bà Britta van Erckelens Chương trình vẫn mong muốn nhận được sự tư vấn của Hiệp hội cũng như từ các cơ sở GDNN là thành viên của Hiệp hội bởi ý kiến của cơ sở sẽ góp phần xây dựng bộ cẩm nang phù hợp hơn với tình hình thực tế. Việc Xanh hóa đào tạo nghề đã được áp dụng thí điểm ở một số cơ sở GDNN, Chương trình sẽ tiếp tục thí điểm, rút kinh nghiệm và mở rộng.“Về lĩnh vực truyền thông, quảng bá chúng tôi cũng đã có kế hoạch và đang xây dựng bộ công cụ truyền thông về giới đồng thời tổ chức hội thảo về bộ công cụ này trong tháng 9/2018 và tổng hợp ý kiến từ các cơ sở GDNN để Việt Nam hóa bộ cẩm nang nhằm mục tiêu để các cơ sở GDNN có thể áp dụng linh hoạt” bà Britta van Erckelens cho biết.Cũng liên quan đến vấn đề giới trong lĩnh vực GDNN, TS Juergen Hartwig, Giám đốc Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam cho biết, GIZ cũng bắt đầu hỗ trợ học sinh nữ học nghề với cam kết hỗ trợ tối thiểu 2 học sinh nữ 1 khóa/1 trường mỗi năm (tương đương khoảng 16 triệu đồng/năm học). Ngoài ra, cùng với đào tạo nghề hòa nhập cho đối tượng người khuyết tật cũng sẽ là trọng tâm mới trong hoạt động của Chương trình. TS Juergen Hartwig bày tỏ mong muốn hợp tác với Hiệp hội trong hai lĩnh vực này nhằm nâng cao nhận thức và truyền thông trong các cơ sở GDNN.[caption id="attachment_3905" align="aligncenter" width="513"]3 trọng tâm hợp tác giữa Hiệp hội GDNN và Nghề CTXH với GIZ và TVET: Hợp tác với doanh nghiệp, Xanh hóa đào tạo nghề và truyền thông Chủ tịch VVTA Nguyễn Thị Hằng và lãnh đạo TVET ký kết biên bản hợp tác[/caption]Về phía Hiệp hội, Chủ tịch Nguyễn Thị Hằng bày tỏ sự đồng tình với Chương trình trong hai lĩnh vực trọng tâm mới nói trên, đồng thời đề xuất GIZ và Chương trình cũng nên nghiên cứu thêm việc hỗ trợ đối tượng dân tộc ít người trong đào tạo nghề và tạo việc làm bền vững.Đối với 3 lĩnh vực trọng tâm hợp tác mà phía GIZ và TVET đưa ra, Chủ tịch Nguyễn Thị Hằng cũng bày tỏ sự nhất trí cao và mong muốn GIZ cùng TVET sẽ dành nguồn lực hỗ trợ Hiệp hội trong việc thực hiện, triển khai các hoạt động cụ thể. Đề cập đến các hoạt động cụ thể từ nay đến cuối năm 2018, Chủ tịch Nguyễn Thị Hằng đưa ra 6 hoạt động chính, bao gồm:
  1. Tổ chức hội thảo về truyền thông tại Hà Nội vào cuối tháng 10 với sự tham gia của khoảng 50 đại biểu đến từ Hiệp hội, GIZ, các cơ quan quản lý về GDNN, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, một số doanh nghiệp, cơ sở GDNN, các chuyên gia đại diện cho khoảng 10-15 cơ quan truyền thông lớn.
  2. Kết hợp với VTV2, Đài truyền hình Việt Nam tổ chức 3 buổi tọa đàm với các nội dung: Gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực (10/2018); Tự chủ trong GDNN (11/2018); Xanh hóa trong đào tạo nghề và vấn đề tôn vinh tập thể, cá nhân xuất sắc (12/2018).
  3. Xuất bản, in ấn, phát hành các ấn phẩm, tài liệu (sách, sổ tay, tờ rơi...) để truyền thông về các nội dung đã được đề cập ở trên.
  4. Thường xuyên, kịp thời truyền thông các nội dung trên Cổng thông tin điện tử của Hiệp hội; Cổng thông tin điện tử cho phép hội viên, độc giả quan tâm có thể dễ dàng liên lạc, kết nối hai chiều với Hiệp hội thông qua các phương thức giao tiếp tích hợp trên website.
  5. Cải tiến nội dung, nâng cấp Tạp chí Nghề nghiệp và Cuộc sống theo hướng nâng cao uy tín của tạp chí với bạn đọc; thu hút các nhà khoa học trong và ngoài nước viết bài phản ánh các nội dung trên tạp chí; các bài báo khoa học trên tạp chí được công nhận là các công trình khoa học có cộng điểm nghiên cứu; mở thêm các chuyên mục phù hợp với các nội dung truyền thông nói trên.
  6. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về GDNN, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các cơ sở GDNN, doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông có uy tín trong việc tuyên truyền các nội dung trên.
Với năm 2019, Hiệp hội sẽ xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể để gửi cho GIZ và TVET nhằm trao đổi và quyết định trong thời gian sớm nhất.Kết thúc buổi thảo luận, TS Juergen Hartwig, Giám đốc Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam cho biết, TVET cam kết sẽ hợp tác tích cực và hỗ trợ tối đa nguồn lực có thể để cùng Hiệp hội hiện thực hóa các thỏa thuận nhằm triển khai hiệu quả các hoạt động hợp tác giữa hai bên, góp phần đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng GDNN tại Việt Nam.

Phan Long

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.03170 sec| 663.305 kb