Bộ LĐ-TB&XH: Khởi động lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Việc rà soát, đánh giá thực trạng mạng lưới cơ sở GDNN là bước đầu tiên để lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN. Trên cơ sở đó chuẩn bị các điều kiện để đào tạo nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực GNNN đáp ứng nhu cầu thị trường lao động của ngành, cả nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập quốc tế.

Bộ LĐ-TB&XH vừa có Công văn gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ về việc đánh giá thực trạng và định hướng mạng lưới cơ sở GDNN.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, thực hiện Luật Quy hoạch năm 2017, Bộ được giao xây dựng Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN. Để có đủ cơ sở triển khai nhiệm vụ, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các Bộ, ngành báo cáo đánh giá thực trạng và định hướng mạng lưới cơ sở GDNN thuộc phạm vi quản lý.

Bộ LĐ-TB&XH: Khởi động lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hướng dẫn của Bộ LĐ-TB&XH nêu rõ, việc đánh giá thực trạng sẽ tập trung vào 4 nội dung gồm: Quy mô tuyển sinh (cấp trình độ đào tạo, lĩnh vực đào tạo); Mạng lưới cơ sở GDNN; Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GDNN; Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo.

Trong đó, đối với mạng lưới cơ sở GDNN, việc đánh giá sẽ căn cứ theo loại hình cơ sở GDNN, bao gồm trường cao đẳng, trường trung cấp và trung tâm GDNN (công lập, tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài); Đánh giá theo cấp trình độ (cao đẳng, trung cấp và sơ cấp và dưới 03 tháng); Theo vùng và theo lĩnh vực quản lý.

Hoạt động đánh giá sẽ tập trung vào xác định tính hợp lý, các điểm mạnh trong quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN hiện nay. Đồng thời xác định các vấn đề mâu thuẫn, điểm xung đột trong bố trí mạng lưới cơ sở GDNN của thời kỳ quy hoạch trước. Làm rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, Bộ LĐ-TB&XH cũng đề nghị các bộ, ngành dự báo xu thế, kịch bản phát triển mạng lưới cơ sở GDNN, dự kiến mạng lưới cơ sở GDNN.

Dự kiến mạng lưới cơ sở GDNN của Bộ, ngành phải đáp ứng các yêu cầu, bao gồm: Phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, Chiến lược, Quy hoạch phát triển nhân lực, Chiến lược phát triển giáo dục, Chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực có liên quan;

Phải căn cứ thực trạng mạng lưới cơ sở GDNN để nghiên cứu, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của Bộ, ngành, vùng và cả nước trong từng thời kỳ;

Đảm bảo tính khả thi và phù hợp với khả năng đầu tư của Nhà nước trong từng thời kỳ và mở rộng hợp tác quốc tế về GDNN.

Đảm bảo quán triệt đầy đủ chủ trương của Đảng tại Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017.

Ngày 26/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.Quyết định nêu rõ, mục tiêu lập quy hoạch nhằm hình thành mạng lưới cơ sở GDNN theo hướng mở và linh hoạt, với các loại hình cơ sở đa dạng, đủ quy mô, năng lực đào tạo nghề theo hướng ứng dụng, thực hành. Trên cơ sở đó, cải thiện chất lượng đào tạo, hiệu quả đào tạo, góp phần nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam, nâng cao năng suất lao động.Việc lập quy hoạch cũng hướng đến mục tiêu tuân theo quy luật cung-cầu một cách toàn diện, đáp ứng nhu cầu về nhân lực có trình độ tay nghề, kỹ thuật cao của thị trường lao động trong nước và quốc tế, yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

Hải An

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.05822 sec| 658.117 kb