Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Gói 62 nghìn tỷ: Không phải là “tiền tươi thóc thật” hết, trong đó có nhiều khoản hỗ trợ khác

Về gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm rõ, nhiều người đang hiểu nhầm rằng gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng đều là "tiền tươi thóc thật", song thực tế trong gói này có nhiều khoản hỗ trợ khác.

[caption id="attachment_17369" align="aligncenter" width="650"]Bộ trưởng Đào Ngọc Dung:  Gói 62 nghìn tỷ: Không phải là “tiền tươi thóc thật” hết, trong đó có nhiều khoản hỗ trợ khác Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm rõ, nhiều người đang hiểu nhầm rằng gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng đều là "tiền tươi thóc thật", song thực tế trong gói này có nhiều khoản hỗ trợ khác.[/caption]

Gói 62 nghìn tỷ: Tiền mặt hỗ trợ thực tế chỉ khoảng hơn 30 nghìn tỷ

Thảo luận tổ sáng nay (2/11) về Kinh tế Xã hội, gói 62 nghìn tỷ hỗ trợ người dân ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm. Dù đánh giá cao Chính phủ đã kịp thời đề xuất ban hành gói hỗ trợ, nhưng theo nhiều đại biểu, - như đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy và đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn Đà Nẵng), băn khoăn sau nửa năm triển khai, kết quả giải ngân chậm.

Về nội dung gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ này, Bộ trưởng Bộ Lao động- TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết cụ thể: "Hiện nay nhiều người đang hiểu nhầm rằng tất cả gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng đều là "tiền tươi thóc thật" nhưng thật ra không phải thế. Thực tế trong đó có rất nhiều khoản hỗ trợ khác".

Làm rõ, ông viện dẫn, trong số tiền 62 nghìn tỷ đó, còn bao gồm hỗ trợ tạm dừng đóng bảo hiểm hưu trí, tử tuất; rồi cho vay, tiền giải quyết bảo hiểm thất nghiệp.v.v… "Tiền tươi thóc thật – tiền mặt hỗ trợ thực tế chỉ khoảng hơn 30 nghìn tỷ thôi", ông Dung cho biết.

Trong đó, đã phê duyệt thực chất là 24.000 tỷ đồng nhưng đã chi được 14.000 tỷ đồng. "Trong đó, nhiều địa phương đã lấy cả vốn ngân sách địa phương để hỗ trợ người dân. Qua đó, có thể thấy trong hoàn cảnh khó khăn vẫn quan tâm đến vấn đề xã hội. Từ đó, niềm tin của người dân tăng lên chính là phần thưởng vô giá với chúng ta".

[caption id="" align="aligncenter" width="650"] Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng)[/caption]

Góp ý vào Báo cáo Kinh tế Xã hội, theo Bộ trưởng, cần phải nhấn mạnh hơn yếu tố đảm bảo phát triển toàn diện và hài hòa giữa kinh tế và xã hội. "Trong chừng mực nào đó, trong quan tâm đến vấn đề xã hội, an sinh còn chưa tương xứng", ông Dung nêu rõ.

Lên kịch bản ứng phó thiên tai, dịch bệnh, bồi đắp niềm tin

Theo đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa (đoàn Thừa Thiên Huế), chúng ta đã phòng, chống đại dịch Covid -19 "tuyệt vời".

Song, ông Nghĩa cho rằng, cần đánh giá đúng mức xem ảnh hưởng như thế nào, nhất là phải tìm ra kịch bản đối phó Covid -19 hiệu quả.

"Dịch bệnh Covid -19 ở các nước vẫn tăng dần, còn chúng ta thế nào? Dịch bao giờ mới chấm dứt? Chính phủ cần có kịch bản chi tiết, rõ ràng về việc này. Dập dịch tốt rồi nhưng vấn đề kinh tế, an ninh, an toàn xã hội tôi vẫn lo ngại", ông Nghĩa bày tỏ.

[caption id="" align="aligncenter" width="650"] Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa (đoàn Thừa Thiên Huế)[/caption]

Về ngân sách, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh lo ngại rủi ro khi năm nay hụt thu khoảng 200 nghìn tỷ đồng, trong khi vẫn phải quan tâm chi cho an sinh xã hội, giải quyết khó khăn doanh nghiệp và người dân.

"Vượt chi nhưng quan trọng chi hiệu quả và đúng mục đích, tiết kiệm", ông nói. Về thực hiện Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu, theo ông Thanh, đã đạt hiệu quả.

Song Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế cho rằng, cần giám sát bởi đang có dấu hiệu doanh nghiệp khó khăn, nếu không có giải pháp thì số liệu nợ xấu sẽ bùng phát.

Đồng quan điểm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội), kinh tế nước ta đang tăng trưởng theo "hình chữ V", có bước phục hồi sau dịch bệnh thì việc dự kiến tăng trưởng 6% trong năm 2021 là thấp, cần nâng lên cao hơn.

"Nâng lên ít nhất từ 6,8% đến 7%, đây cũng là dự báo của các tổ chức quốc tế đối với nền kinh tế Việt Nam năm 2021", đại biểu Cường nhấn mạnh.

Đề nghị Chính phủ nắm bắt cơ hội khi nền kinh tế thế giới đang có sự cơ cấu lại, chuyển dịch để tăng tốc sau dịch, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) cho rằng: "Qua lũ lụt, nếu không được hỗ trợ phù hợp sẽ khiến nhiều người dân miền Trung bị bần cùng hóa. Do đó, Chính phủ cần hỗ trợ mạnh mẽ để khôi phục kinh tế miền Trung".

Theo baodansinh.vn

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.08240 sec| 654.016 kb