Cần các gói kích cầu để “cứu” thị trường lao động

Chịu sự tác động từ đại dịch Covid-19, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam đã lên đến mức cao nhất trong 10 năm qua và tăng mạnh ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn. Từ thực tế này, nhiều chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần xây dựng thêm các gói hỗ trợ đặc biệt mang tính dài hạn, việc này không chỉ dành cho năm 2020 mà còn cho nhiều năm tiếp theo.

[caption id="" align="alignnone" width="792"] Lao động trẻ tại ngày hội việc làm[/caption]

30,8 triệu người chịu ảnh hưởng 

Báo cáo về thị trường lao động việc làm quý II và 6 tháng đầu năm của Tổng Cục Thống kê cho thấy: Cả nước có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, bao gồm những người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập... Ảnh hưởng do giảm thu nhập chiếm tỷ trọng cao nhất với 57,3% tổng số người bị ảnh hưởng, tương ứng 17,6 triệu người.

Trong đó khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 72,0% lao động bị ảnh hưởng do việc hạn chế các chuyến bay nội địa và quốc tế, đóng cửa các khu du lịch và các hoạt động giải trí công cộng. Tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 67,8% lao động bị ảnh hưởng; tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 25,1%.

Theo bà Vũ Thị Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động, Tổng cục Thống kê, tác động của dịch Covid–19 đã làm cho lao động gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tham gia thị trường lao động và đóng góp sức lao động của mình trong chuỗi sản xuất hàng hóa và dịch vụ cho xã hội. Hậu quả là, đối với bản thân người lao động, thu nhập của họ đã giảm đáng kể so với trước khi xảy ra đại dịch.

Đáng chú ý, dịch Covid-19 cũng làm giảm cung ứng thị trường lao động ở tất cả nhóm tuổi, đặc biệt là nhóm từ 55 tuổi trở lên tại khu vực thành thị. Đối với cả nhóm lực lượng lao động trong độ tuổi và ngoài độ tuổi, lực lượng lao động nữ luôn là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề hơn so với lực lượng lao động nam trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động sâu rộng tới thị trường lao động tại Việt Nam. Cụ thể, lao động nữ giảm 1,2 triệu người so với quý trước và giảm 1,5 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm ở tất cả các nhóm tuổi; trong đó, nhóm dân số từ 55 tuổi trở lên tại khu vực thành thị có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm sâu nhất (giảm 10,3 điểm phần trăm) trong khi mức giảm của các nhóm tuổi khác ở khu vực thành thị là dưới 3,0 điểm phần trăm và mức giảm của nhóm tuổi này ở khu vực nông thôn chỉ là 3,8 điểm phần trăm. Điều này cho thấy dịch Covid-19 đã tác động làm giảm cung ứng thị trường lao động ở tất cả các nhóm tuổi, đặc biệt là nhóm từ 55 tuổi trở lên tại khu vực thành thị.

[caption id="attachment_15854" align="aligncenter" width="750"]Cần các gói kích cầu để “cứu” thị trường lao động Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm ở tất cả các nhóm tuổi.[/caption]

Trước tình này, để tăng tính kết nối giữa người lao động và doanh nghiệp, nhiều địa phương đã chủ động lên phương án cung ứng lao động cho các doanh nghiệp. Tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) Thanh niên đã phối hợp với các quận đoàn, huyện đoàn, khu công nghiệp để giới thiệu việc làm cho thanh niên sau một thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Trung tâm đã nhờ các quận đoàn, huyện đoàn lên danh sách những thanh niên, người trong độ tuổi lao động chưa có việc làm rồi kết nối với từng doanh nghiệp đang cần để giới thiệu theo đúng lĩnh vực, vị trí mà họ đang cần.

Còn tại Hà Nội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã kết nối các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, trung tâm dịch vụ việc làm để xác định nhu cầu đào tạo và triển khai đào tạo. Các phiên giao dịch việc làm đã diễn ra liên tục, từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần, qua đó nhận đăng ký tuyển lao động của hơn 5.077 doanh nghiệp với hơn 3.400 chỉ tiêu.Theo Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội Vũ Quang Thành, các doanh nghiệp tuyển đa dạng vị trí ngành nghề liên quan tới những lĩnh vực trước đó bị ảnh hưởng, như thương mại, dịch vụ, bán sỉ, bán lẻ, khách sạn, nhà hàng lưu trú... Các doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu tuyển dụng công nhân bao bì, kim loại mầu, đứng dây chuyền. Cùng với các phiên lưu động, chuyên đề, từ đầu tháng 7, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội tiếp tục tổ chức những phiên giao dịch online tại sàn chính tại 215 phố Trung Kính, Trần Phú và 13 điểm sàn vệ tinh, kết nối với các trung tâm dịch vụ việc làm trên toàn quốc để kết nối cung cầu doanh nghiệp và người lao động.Nhiều chuyên gia cho rằng, đại dịch Covid-19, vẫn diễn biến phức tạp với nhiều nguy cơ bùng nổ làn sóng dịch lần thứ hai. Ðiều này chắc chắn tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình lao động, việc làm và thu nhập của người lao động nói chung. Thực tế, 6 tháng đầu năm chưa phải đỉnh điểm của tình trạng mất việc làm vì các doanh nghiệp vẫn đang duy trì đơn hàng ký từ trước đó. Sau khi các đơn hàng này kết thúc, các doanh nghiệp mới bắt đầu “thấm đòn” do đứt gãy hợp đồng trong những tháng cuối năm, việc này ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng việc làm và thu nhập của người lao động trong thời gian tới.Để khắc phục và giúp người lao động vượt qua thời điểm khó khăn này, nhiều chuyên gia kỳ vọng về việc thực hiện gói hỗ trợ theo Nghị quyết 42 của Chính phủ, nghiên cứu xây dựng các gói hỗ trợ đặc thù cho nhóm lao động yếu thế, bao gồm lao động nữ và lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chịu tổn thương bởi Covid-19 nhằm giúp họ sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Các chuyên gia cũng khuyến nghị, ngoài cơ chế khắc phục ảnh hưởng của dịch Covid-19, cần bổ sung chính sách đặc biệt nhằm tái cơ cấu lao động, gia tăng năng suất lao động. Các gói hỗ trợ cần mang tính dài hạn không chỉ cho năm 2020 mà cho nhiều năm tiếp theo.
So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm ở tất cả các nhóm tuổi; trong đó, nhóm dân số từ 55 tuổi trở lên tại khu vực thành thị có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm sâu nhất (giảm 10,3 điểm phần trăm) trong khi mức giảm của các nhóm tuổi khác ở khu vực thành thị là dưới 3,0 điểm phần trăm và mức giảm của nhóm tuổi này ở khu vực nông thôn chỉ là 3,8 điểm phần trăm. Điều này cho thấy dịch Covid-19 đã tác động làm giảm cung ứng thị trường lao động ở tất cả các nhóm tuổi, đặc biệt là nhóm từ 55 tuổi trở lên tại khu vực thành thị.

Anh Tuấn

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.03619 sec| 661.969 kb