Cần Thơ: Nhân rộng mô hình dạy nghề tạo việc làm hiệu quả

Năm 2019, thành phố Cần Thơ dự kiến chi trên 12 tỷ đồng để dạy nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp cho các đối tượng chính sách xã hội và người lao động chưa có việc làm, việc làm chưa ổn định có nhu cầu học nghề để giải quyết việc làm. Số người được dạy nghề trong năm dự kiến là 5.520 lao động.Thời gian qua, Cần Thơ xác định đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nên đã huy động cả hệ thống chính trị tham gia nhằm tái cơ cấu nông nghiệp nông thôn, giúp lao động nông thôn nâng cao kiến thức, kỹ năng, tăng năng suất lao động, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Cần Thơ: Nhân rộng mô hình dạy nghề tạo việc làm hiệu quả - Ảnh 1Mô hình trồng hoa cúc ở huyện Cờ Đỏ

Các ban, ngành, đoàn thể đã có sự phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động thông tin, tuyên truyền chính sách, tư vấn học nghề. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều chỉnh, bổ sung chương trình, giáo trình, linh động mở nhiều lớp đào tạo tại các xã vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện thuận tiện để người dân học nghề. Chỉ tiêu về đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm tăng thêm về số lượng, chất lượng từng được nâng lên, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nâng lên đã giúp nhiều hộ thoát nghèo bền vững, nhiều lao động có cơ hội chuyển đổi ngành nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.Nhằm đảm bảo tính hiệu quả cao nhất trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Sở LĐ-TB&XH TP.Cần Thơ đã tổ chức khảo sát, rà soát, cập nhật thông tin nhu cầu học nghề của người lao động; nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp; năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn; để từ đó xây dựng danh mục nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển Kinh tế - Xã hội của từng quận, huyện và của người lao động. Tập trung xây dựng mô hình điểm để chỉ đạo, rút kinh nghiệm trong xây dựng mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, đặc biệt nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả.Tại huyện Cờ Đỏ, nhiều hộ gia đình đã có việc làm với thu nhập cao và ổn định từ mô hình trồng bông cúc trên bờ kinh. Gia đình anh Điền ở xã Trung Hưng có 6 miệng ăn nhưng chỉ trông chờ vào 4 công ruộng. Chưa kể vợ anh đang chăm sóc 2 con nhỏ, chưa tham gia lao động kiếm thêm thu nhập được nên đời sống gia đình khá chật vật. Nhờ áp dụng mô hình tận dụng mặt bờ kinh trồng bông cúc, gia đình dần vơi bớt khó khăn. Anh Điền cho biết: "Có vốn vay NHCSXH, tôi yên tâm canh tác, nhẹ lo vốn xoay vòng. Tôi dự định, nếu được tăng vốn, tôi sẽ đầu tư trồng bông chậu dịp Tết để thu nhập nhiều hơn nữa". Cùng với đó, các mô hình như nuôi lươn, nuôi bò, đan dây nhựa, mua bán nhỏ và mô hình hợp tác làm thuê..., cũng đang phát huy hiệu quả tốt, cần được nhân rộng. Trong đó, mô hình hợp tác làm thuê sẽ tập hợp lao động có hoàn cảnh khó khăn, không có đất sản xuất, chuyên làm thuê, làm mướn... Sử dụng vốn vay Chương trình cho vay Giải quyết việc làm, sẽ đầu tư mua máy xịt thuốc, sạ hàng, rải phân,... giúp các lao động này có phương tiện, điều kiện thuận lợi để mưu sinh, tăng thu nhập". Tại các huyện như Châu Thành, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh… cũng đang có nhiều mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm thành công như mô hình nuôi cá thát lát cườm trong vèo, mô hình nuôi cút trang trại, mô hình nông nghiệp sinh thái kết hợp với du lịch…

Cần Thơ: Nhân rộng mô hình dạy nghề tạo việc làm hiệu quả - Ảnh 2Dạy nghề đan giỏ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2019, tiếp tục tăng cường quán triệt tinh thần Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 3205/QĐUBND ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Cần Thơ đến năm 2020 làm tăng cường nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, cán bộ, công chức trong việc thực hiện tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả. Cần Thơ tập trung đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, làng nghề, các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, dự án đầu tư lớn và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để chuyển đổi nghề. Đồng thời thành phố Cần Thơ sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ đối với lao động nông thôn tham gia học nghề, để người dân hiểu rõ về lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc tham gia học nghề góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống. Tổ chức rà soát, tổng kết đánh giá các mô hình dạy nghề phù hợp với thực tế đời sống, đem lại hiệu quả kinh tế cao để nhân rộng ra các địa phương khác trong thành phố.

Nguồn: Báo dân sinh

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.07524 sec| 658.234 kb