Chương trình Khuyến công Quốc gia: “Vốn mồi” đã phát huy vai trò

Chương trình Khuyến công Quốc gia trong giai đoạn 2014-2018 đã làm tốt vai trò “vốn mồi” khi trung bình cứ 1 đồng vốn từ ngân sách nhà nước thu hút 4,78 đồng vốn đầu tư của cơ sở công nghiệp nông thôn.
Chương trình Khuyến công Quốc gia: “Vốn mồi” đã phát huy vai trò
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh yêu cầu thời gian tới cần ưu tiên sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động khuyến công. Ảnh: VGP/Phan Trang.
1 đồng vốn Nhà nước thu hút 4,75 đồng vốn đầu tưBáo cáo kết quả thực hiện Chương trình khuyến công quốc gia từ 2014 - 2018, ông Ngô Quang Trung, Cục trưởng Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) cho biết, đã tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao tay nghề cho hơn 18.000 lao động nông thôn. Trong đó, đào tạo nghề, tạo việc làm mới cho hơn 17.900 lao động.Đặc biệt, các đề án đào tạo nghề của Chươg trình đều gắn với nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở công nghiệp nông thôn, nên tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo trung bình đạt trên 90%, hầu hết lao động đều có việc làm ổn định sau đào tạo.Chương trình đã hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cho 10.240 học viên tại các cơ sở công nghiệp nông thôn thông qua các lớp đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý, điều hành, đào tạo nâng cao nhận thức và khả năng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và áp dụng các công cụ nâng cao năng suất chất lượng.Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật là chương trình trọng tâm trong hoạt động khuyến công, được nhiều địa phương quan tâm tổ chức thực hiện.Tổng kế hoạch kinh phí Chương trình Khuyến công Quốc gia 5 năm vừa qua (2014-2018) là 481.407 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này thu hút tới gần 2.300 tỷ đồng vốn đối ứng từ các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện và thụ hưởng. Đây là con số đáng ghi nhận về hiệu quả của chương trình, trung bình cứ 1 đồng vốn từ ngân sách nhà nước thu hút 4,78 đồng vốn đầu tư của cơ sở công nghiệp nông thôn.Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học - kỹ thuật là một trong những nội dung thu hút lượng vốn đối ứng lớn và cũng được ghi nhận đạt hiệu quả nhanh cho các cơ sở thụ hưởng. 5 năm qua, chương trình đã hỗ trợ xây dựng 210 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới; hỗ trợ 630 cơ sở chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng nhìn nhận, sau 5 năm, hoạt động khuyến công đã huy động được các nguồn lực tham gia đầu tư sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động và góp phần xây dựng nông thôn mới, khuyến khích hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn sản xuất nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường sức khỏe của con người.“Hoạt động khuyến công là cầu nối hiệu quả để tạo nên sự gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa cộng đồng doanh nghiệp, các cơ sở công nghiệp nông thôn với các cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Hệ thống quản lý khuyến công tại địa phương thời gian qua cũng được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị... Thông qua hoạt động khuyến công cũng đã tạo sự gắn kết chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn”, Bộ trưởng đánh giá.Ông Cao Đức Phát, Phó Trưởng ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương cũng nhìn nhận “công tác khuyến công là giải pháp cần thiết và quan trọng để phát triển ngành nghề và kinh tế khu vực nông thôn” bởi dưới sự góp sức của công tác khuyến công, 10 năm qua, giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn đã tăng 12,7%/năm, cao hơn mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp..Ưu tiên sáng tạo, áp dụng công nghệMặc dù mới đi được hơn nửa chặng đường và đã đạt những kết quả rõ ràng, tuy nhiên Chương trình khuyến công Quốc gia vẫn được chỉ ra một số hạn chế cần khắc phục.Ông Nguyễn Minh Toại, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.Cần Thơ nêu về việc, Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về khuyến công quy định, chỉ các đối tượng nằm trên địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa được hưởng chính sách khuyến công. Trong khi những đơn vị ở cấp quận, có nhu cầu, năng lực triển khai thực hiện đầu tư lại không được hỗ trợ. Nghị định cũng quy định giao cho chính quyền địa phương cân đối ngân sách, trong trường hợp địa phương không thực hiện được dẫn tới không thể triển khai công tác khuyến công ở địa phương.Còn ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cũng băn khoăn về vấn đề: “Nguồn vốn của chương trình rất hạn chế so với nhu cầu, cần sự căn cơ trong thực hiện cũng như cần xây dựng mô hình hỗ trợ trong tổng thể, chứ không phải chỉ chạy theo chuỗi nào đó”.Thừa nhận điểm nghẽn kinh phí, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết: Tính trung bình, kinh phí dành cho Chương trình Khuyến công Quốc gia 5 năm vừa qua rất hạn chế, chỉ khoảng 130 tỷ đồng/năm, được chia cho 63 tỉnh, thành phố. Tại các địa phương, việc triển khai nguồn lực hỗ trợ này cũng là vấn đề đáng nói, có những địa phương linh hoạt sáng tạo trong thực hiện đã thu hút thêm vốn từ các nguồn khác nhưng cũng có những địa phương vốn bị “teo lại”, chương trình không được coi trọng.Nói về giải pháp trong thời gian tiếp theo, người đứng đầu ngành Công Thương cho biết, cần tiếp tục tập trung hỗ trợ một số nội dung hoạt động hiệu quả của chương trình như: xây dựng và nhân rộng các mô hình trình diễn kỹ thuật chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.Chú trọng hỗ trợ phát triển các ngành và sản phẩm công nghiệp ưu tiên làm nền tảng cho hiện đại hóa nông thôn, có giá trị tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn; tạo nhiều việc làm, gắn kết sản xuất với phát triển dịch vụ công nghiệp; các ngành nghề đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.“Đặc biệt phải chú trọng các hoạt động sáng tạo, các chỉ số tác động về giá trị gia tăng, tiến bộ về công nghệ, xã hội, môi trường. Tạo mọi điều kiện cho các cơ sở công nghiệp nông thôn thuận lợi trong tiếp cận các cơ hội phát triển nội dung số thông qua chính sách khuyến công. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hỗ trợ khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp”, Bộ trưởng nói.
Phan Trang - Báo Chính phủ

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.07079 sec| 657.109 kb