Đề xuất ưu tiên giáo viên, sinh viên lớp đào tạo thí điểm 22 nghề chuyển giao từ Đức được tiêm vắc xin Covid-19

Việc đào tạo thí điểm theo chương trình chuyển giao từ Đức là nhiệm vụ quan trọng được Thủ tướng Chính phủ giao, đồng thời cũng là nhiệm vụ thực hiện một trong ba đột phá chiến lược mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Bộ LĐ-TB&XH vừa có Công văn số 2059/LĐTBXH-TCGDNN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hỗ trợ đào tạo thí điểm 22 nghề chuyển giao từ CHLB Đức.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, việc đào tạo thí điểm theo chương trình chuyển giao từ Đức là nhiệm vụ quan trọng được Thủ tướng Chính phủ giao, đồng thời cũng là nhiệm vụ thực hiện một trong ba đột phá chiến lược mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng đào tạo các lớp.

[caption id="attachment_18767" align="aligncenter" width="700"]Đề xuất ưu tiên giáo viên, sinh viên lớp đào tạo thí điểm 22 nghề chuyển giao từ Đức được tiêm vắc xin Covid-19 Đại diện phía CHLB Đức kiểm tra cơ sở đầu tư đào tạo nghề theo tiêu chuẩn Đức[/caption]

Để triển khai thực hiện tốt hoạt động đào tạo thí điểm, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo ngành y tế địa phương hướng dẫn các trường các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid. Ưu tiên cho giáo viên và sinh viên các lớp đào tạo thí điểm được tiêm vắc xin phòng Covid-19 để bảo đảm thực hiện kế hoạch đào tạo.

Bộ cũng đề nghị các địa phương, cho phép sinh viên, giáo viên được tập trung ăn ở, học tập tại trường như trong điều kiện cách ly tại chỗ trong trường hợp địa phương thực hiện giãn xã hội để công tác đào tạo các lớp thí điểm theo chương trình của Đức bảo đảm theo kế hoạch (mỗi lớp có 16 sinh viên, mỗi trường có từ 1 – 2 lớp).

Cùng với đó, tạo điều kiện thuận lợi để các chuyên gia Đức đến các trường làm việc theo kế hoạch bảo đảm yêu cầu công việc. Theo Bộ LĐ-TB&XH, dự kiến trong tháng 10 – 11/2021, các chuyên gia Đức sẽ sang Việt Nam làm việc tại các trường khoảng 10 ngày theo diện chuyên gia để kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các trường thực hiện đào tạo theo tiêu chuẩn Đức.

Mỗi trường chỉ có 1 đến 2 chuyên gia, quy mô tiếp xúc nhỏ, các trường đã sẵn sàng chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, thực hiện tốt theo hướng dẫn “5K” cộng vắc xin của Bộ Y tế; thậm chí cả quần áo bảo hộ ở những nơi cần thiết để bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch bệnh khi chuyên gia đến làm việc với các trường.

Trước đó, thực hiện Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế”, Bộ được giao trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đang triển khai đào tạo thí điểm 22 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế chuyển giao từ Đức ở 45 trường cao đẳng tại 22 địa phương trong cả nước.

Đề xuất ưu tiên giáo viên, sinh viên lớp đào tạo thí điểm 22 nghề chuyển giao từ Đức được tiêm vắc xin Covid-19

Đề xuất ưu tiên giáo viên, sinh viên lớp đào tạo thí điểm 22 nghề chuyển giao từ Đức được tiêm vắc xin Covid-19

Theo Nghề nghiệp & Cuộc sống

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.03176 sec| 654.789 kb