Hà Nội: Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

Với quy mô lớn, đa dạng các hoạt động mang tính lan tỏa, Hội nghị gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2021 đã góp phần đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động.

Hội nghị do Sở LĐ-TB&XH Hà Nội tổ chức ngày 24/4 tại Trường Trung cấp nghề Cơ khí I, thị trấn Đông Anh, Hà Nội.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cho biết: “Ở nhiều doanh nghiệp, lực lượng lao động chủ yếu chưa qua đào tạo hoặc chỉ qua đào tạo rất ngắn là đi vào làm việc. Đây chính là nguyên nhân khiến năng suất lao động của người Việt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực”.

[caption id="attachment_18333" align="aligncenter" width="650"]Hà Nội: Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan hỏi thăm và động viên sinh viên chuẩn bị ra trường[/caption]

Thứ trưởng cho rằng muốn nâng cao chất lượng lao động, cải thiện thu nhập cho người lao động cần phải tổ chức đào tạo nghề nghiệp chuyên nghiệp và nâng cao tính tự chủ ở các cơ sở cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), trước khi khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục đào tạo cho người lao động.

“Đồng thời, tăng cường gắn kết cơ sở GDNN với doanh nghiệp, gắn quy mô cơ cấu và chất lượng của GDNN với nhu cầu của thị trường lao động, thúc đẩy việc làm bền vững” – Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan nhấn mạnh.

Để người lao động có thể tiếp cận các cơ hội đào tạo nghề, Thứ trưởng cho rằng, các cơ sở GDNN cần có những giải pháp, biện pháp nhằm khuyến khích động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được tham gia các chương trình đào tạo nghề nghiệp chuyên môn.

Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan đề nghị, cộng đồng doanh nghiệp phối hợp với các cơ sở GDNN tổ chức đào tạo nghề nghiệp cho người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp để có văn bằng, chứng chỉ đào tạo.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Nguyễn Thanh Nhàn cho biết, hội nghị được tổ chức nhằm đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. Việc gắn kết giữa cơ sở GDNN và DN, giữa đào tạo và giải quyết việc làm là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo, giảm chi phí đào tạo lại.

[caption id="" align="aligncenter" width="650"] Lễ ký kết hợp tác của các doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.[/caption]

Song song với hoạt động ký kết hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với hơn 30 doanh nghiệp tiêu biểu đại diện cho 529 doanh nghiệp đang liên kết, hợp tác với các cơ sở GDNN, hội nghị còn có 43 gian hàng tư vấn tuyển sinh GDNN, 22 gian hàng trình diễn kỹ năng nghề, trưng bày giới thiệu mô hình khởi nghiệp, sản phẩm thực hành của học sinh, sinh viên và 9 mô hình đào tạo thiết bị tự làm cùng hàng trăm cơ sở hoạt động GDNN tổ chức cho học sinh, sinh viên tham quan và tham gia phiên giao dịch việc làm.

Để tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng yêu cầu các bên liên quan tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của xã hội, sự đồng hành của doanh nghiệp trong việc phát triển giáo dục nghề nghiệp và nhân lực có kỹ năng nghề.

[caption id="" align="aligncenter" width="775"] HSSV đăng ký tuyển sinh và tìm kiếm cơ hội việc làm[/caption]

Đáng chú ý, sự kiện này còn thu hút nhiều đơn vị, doanh nghiệp đến tuyển dụng lao động và ký kết hợp tác đào tạo với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tạo ra các phiên giao dịch việc làm với 1.750 chỉ tiêu lao động ở nhiều vị trí việc làm đa dạng khác nhau.

[caption id="" align="aligncenter" width="640"] Hội nghị gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2021 tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho các lao động trẻ, học sinh, sinh viên[/caption]

Trao đổi với PV, bà Phạm Thị Hường hiệu trưởng trường Cao Đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội cho biết, hiện nay việc kết hợp với doanh nghiệp tại nhà trường đang được đẩy mạnh. Ngay từ năm thứ nhất, sinh viên của trường đã được thăm quan, học tập, thực tập tại các doanh nghiệp có liên kết với nhà trường để sinh viên có nhiều cơ hội trải nghiệm thực hành làm quen với doanh nghiệp. Vì vậy, sinh viên Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội ra ra trường hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu làm việc tại các doanh nghiệp. Chính nhờ sự gắn kết hợp tác này, phía nhà trường hiện cũng cam kết 100% sinh viên tốt nghiệp ra trường sẽ có việc làm ngay.

[caption id="" align="aligncenter" width="602"] Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng thăm gian hàng của CĐN Công nghiệp Hà Nội[/caption][caption id="" align="aligncenter" width="602"] HSSV tìm hiểu ngành nghề đào tạo của của trường CĐN Công nghiệp Hà Nội[/caption]

Nhận định về chất lượng sinh viên tại các trường GDNN hiện nay, ông Nguyễn Hải Đức – Chủ tịch Hiệp hội Thang máy Việt Nam cho rằng, với sự năng động gắn kết đào tạo rất sát với mục tiêu của doanh nghiệp của các tổ chức đào tạo trên địa bàn Hà Nội hiện nay đã giúp chất lượng sinh viên ra trường ngày càng nâng cao, các kỹ năng kiến thức nền sinh viên có được khi theo học tại các cơ sở GDNN giúp doanh nghiệp sử dụng lao động hiệu quả. Theo đó, mức lương sinh viên ra trường nhận được có thể lên tới 13-14 triệu đồng.

Những năm gần đây, TP Hà Nội thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Trung bình mỗi năm, hơn 360 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Hà Nội tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề cho hơn 200.000 lượt người. Số người học nghề tăng lên, góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Thủ đô tăng từ 34,2% vào năm 2010 lên 70,25% vào năm 2020, thuộc nhóm cao của cả nước, dự kiến, tỷ lệ này sẽ tăng lên 71,5% vào cuối năm 2021.

 Nguyễn Ly

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.08601 sec| 662.375 kb