Hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở - những thách thức và khuyến cáo

  1. Đặt vấn đề
Tại Báo cáo chính trị của Ban chấp hành TƯ Đảng[1] khóa IX trình bày tại Đại hội Đảng toàn quốc khóa X, có chỉ ra: Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục". Vấn đề xây dựng hệ thống giáo dục mở đã được đặt ra từ Đại hội X và nội hàm đã chỉ ra tương đối rõ. Tuy nhiên, để triển khai nội dung này vào trong thực tế vẫn còn có những lúng túng chưa cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật, thiếu nghiên cứu sâu hơn về giáo dục nói chung và về giáo dục nghề nghiệp (GDNN) nói riêng, và dẫn đến việc hiểu biết và hành động có thể không thống nhất. Trong bối cảnh của những thay đổi từ bên trong và bên ngoài hệ thống GDĐT, giáo dục mở đối với GDNN sẽ hàm chứa những vấn đề gì? đâu là những mâu thuẫn trong việc phát triển hệ thống giáo dục mở và những điều kiện gỡ bỏ những rào chắn, trở ngại để xây dựng mô hình giáo dục mở như đường lối của Đảng đã chỉ ra. Bài viết dưới đây trình bầy một số vấn đề chính về xây dựng một mô hình GDNN mở cũng như đưa ra một số khuyến cáo ban đầu
  1. Một số khái niệm và đặc trưng giáo dục mở
2.1. Giáo dục mở là gì?Giáo dục mở là giáo dục không đòi hỏi tiêu chuẩn đầu vào và nói chung là các khóa học online[2].  Giáo dục mở mở rộng tham gia học tập và đào tạo của những hệ thống chính quy, nó hạn chế hay dỡ bỏ những rào cản cản trở những cơ hội và sự công nhận thành tích người học trong việc học ở nhà trường. Có thể hiểu giáo dục mở là hệ thống không có rào chắn đối với người học ở giáo dục chính qui, không chính qui và phí chính qui để mọi người được ra vào hệ thống và học tập suốt đời.

Hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở - những thách thức và khuyến cáoẢnh: Giáo dục mở là giáo dục không đòi hỏi tiêu chuẩn đầu vào và nói chung là các khóa học online

Với GDNN vốn người học là những người trưởng thành có thể tham gia đào tạo ban đầu, đào tạo liên tục trong quãng đời sống và làm việc tại nơi làm việc với nhiều hình thức chính qui, không chính qui, phi chính qui để luôn có được trình độ kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng với nhu cầu luôn thay đổi ở nơi làm việc. Những thay đổi này tại nơi làm việc chủ yếu do công nghệ sản xuất, dịch vụ, qui trình công nghệ, tổ chức quản lý, sản phẩm, khách hàng... thay đổi, đòi hỏi những kỹ năng mới của người lao động xuất hiện và những kỹ năng cũ có thể mất đi hoặc ít sử dụng.2.2. Một số đặc trưng giáo dục nghề nghiệp mởPhân tích những đặc trưng giáo dục mở cần chỉ ra những thành tố chính hình thành nên hệ thống giáo dục hiện nay như cơ cấu tổ chức quản lý, thể chế, cơ sở cung cấp dịch vụ học tập, người học, giáo viên và cán bộ quản lý, chương trình học tập, tài chính, nguồn lực khác, các bên liên quan (nhà nước, nhà tường, doanh nghiệp và người học), xác nhận trình độ và công nhận trình độ.Một trong các đặc trưng của GDNN mở là sự linh hoạt học tập mềm dẻo (flexible learning) với nhiều điểm vào, điểm ra hệ thống và được công nhận trình độ, kỹ năng mà không quan tâm đến học cái gì, học ở đâu, với phương tiện học tập gì và học khi nào miễn là đạt được các tiêu chuẩn đánh giá về kỹ năng nghề nghiệp bởi cơ quan đánh giá có thẩm quyền.Về cơ cấu tổ chức hệ thống giáo dục ở nước ta tương tự như nhiều nước khác tổ chức từ TW đến địa phương theo cấp Bộ, sở, phòng với vai trò và chức năng khác nhau để quản lý nhà nước các cơ sở cung cấp dịch vụ giáo dục. Tùy theo sự phân công, phân cấp mà một số bộ ngành, UBND cấp tỉnh cũng tham gia vào quá trình quản lý nhà nước.Cơ quan quản lý nhà nước quốc gia về GDĐT thay mặt Chính phủ quản lý nhà nước về các phương diện kế hoạch, quy hoạch, chiến lược, xây dựng chính sách, cơ chế, tiêu chuẩn, chương trình, quản lý chất lượng, văn bằng chứng chỉ, thanh tra...Một nền giáo dục mở đòi hỏi cơ quan quản lý phải có chính sách thúc đẩy giáo dục mở, ban hành văn bản qui phạm pháp luật làm cơ chế để vận hành chính sách giáo dục mở trên các bình diện cung cấp dịch vụ công cho học tập, thiết lập các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng, cung cấp điều kiện vật chất, hạ tầng công nghệ, hình thành môi trường sinh thái thuận lợi cho người học trong đo lường đánh giá, công nhận kết quả, cơ chế học liên thông...Ở đây có vấn đề là tư duy quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước rất quan trọng ảnh hưởng đến việc hình thành giáo dục mở. Những vấn đề về cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân (có nên thiết kế theo thang bậc như hiện nay không hay hình thành cơ chế cá nhân hóa việc học tập không theo các tiến độ chung mang tính vĩ mô, hay thiết kế một hệ thống tương tự như mặt phẳng trượt để có sự di chuyển dễ dàng lên xuống cho người học), những vấn đề tổ chức giáo dục công nhận thành tích từng phần và cấp cho người học các tín chỉ hay chứng nhận, sự thẩm thấu đễ dàng giữa GDPT với GDNN và GDĐH (permeability), đa phương án liên thông dọc - ngang, hay chéo khi người học có nhu cầu v.v...Về hệ thống cung cấp dịch vụ học tậpHệ thống cung cấp dịch vụ học tập hiện nay gồm có các trường, các trung tâm giáo dục thừng xuyên- GDNN, các trung tâm đào tạo ở các doanh nghiệp lớn, các trung tâm giáo dục elearning. Giáo dục chính qui được thực hiện trong các trường, giáo dục không chính qui thực hiện tại các trung tâm. Sự ra vào của người học giữa hai hệ thống này vẫn còn có rào cản do sự tin tưởng vào chất lượng giáo dục còn hạn chế. Ngoài ra còn hình thức học tập nữa là học tập phi chính qui (informal learning) là hình thức học tập xảy ra một cách ngẫu nhiên, không cấu trúc tại nơi làm việc thông qua trải nghiệm, tương tác với đồng nghiệp hoặc thông qua các hình thức hội nghị, hội thảo...Động cơ học tập phi chính qui khá đang dạng và chịu chi phối nhiều yếu tố về văn hóa, môi trường nơi làm việc, nền tảng cơ bản về gia đình, dân tộc, kinh tế, học vấn cũng như chính sách khuyến khích phát triển tổ chức học tập tại một cơ quan, tổ chức hay tại mỗi doanh nghiệp. Đáng tiếc là hình thức học tập này hầu như không được công nhận ở Việt Nam.Ngoài ra, có nhiều khóa học được cung cấp từ xa giúp cho người học có cơ hội tiếp cận đến giáo dục và nâng cao kiến thức của mình. Công nghệ thông tin mà cụ thể là công nghệ Internet phát triển giúp cho nhà cũng cấp dịch vụ elearning và trên nền web 2.0 người học có thể tương tác với giáo viên hay người cung cấp dịch vụ. Gần đây chương trình MOOC (Massive Open Online Course) đã và đang làm tăng cơ hội cho người học và là điều kiện quan trọng để có giáo dục mở.Về người học và giáo viênNgười học trong GDNN ban đầu phần đông đến từ các gia đình có hoàn cảnh kinh tế không khá giả, với năng lực học tập đại học hạn chế và động cơ học nghề vì thu nhập và việc làm chưa thể hiện rõ ràng. Ngoài ra còn có những người đã tốt nghiệp ĐH quay lại trường nghề để học các kỹ năng ban đầu đối với nghề ghiệp.GDNN liên tục thường xuyên, người học rất đa dạng từ người trưởng thành ở nhiều lứa tuổi, sống, làm việc ở nhiều địa phương khác nhau đã được đào tạo ban đầu, người đang làm việc hoặc người chưa có việc làm v.v...Với GDNN mở động cơ, thái độ học tập của người học có thể coi là nhân tố rất quan trọng giúp người học tự định hướng việc học tập, hình thành văn hóa học. Tuy nhiên, để học được cần nhấn mạnh người học cũng cần có kiến thức và kỹ năng cơ bản như đọc và tính toán. Nếu mất đi nền tảng văn hóa, thì việc học tập suót đời sẽ gặp trở ngại.Giáo viên trong giáo dục người lớn, nhất là trong giáo dục nghề nghiệp thường xuyên cũng cần đào tạo để phù hợp với người học trong GDTX là những người lớn tuổi và nguyên tắc dạy học ở người lớn tuổi rất khác với GDNN ban đầu. Vì thế, vai trò của giáo viên hoặc người huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp sẽ không giống với đào tạo ban đầu mà vai trò còn phải là người định hướng, giúp cho người học phát huy năng lực, sở trường, kinh nghiệm nghề nghiệp để tự chọn con đường học tập cho bản thân.Về tài chínhMột hệ thống GDNN mở với nhiều điểm vào điểm ra cho người học trong suốt cuộc đời họ không thể không tính đến việc đầu tư tài chính cho người học. Nguồn đầu tư tài chính có thể đến từ chính phủ, doanh nghiệp, người học và các nhà tài trợ, các đối tác xã hội khác. Tuy nhiên, không phải lúc nào và với mọi doanh nghiệp đều sẵn sàng chi tiền cho nhân viên được đi học và tạo ra được một tổ chức học tập tại doanh nghiệp. Kinh nghiệm nhiều quốc gia phải qui định buộc doanh nghiệp phải để ra số phần trăm doanh thu để đầu tư vào quĩ đào tạo của doanh nghiệp như Pháp chẳng hạn. Ngoài ra người lao động còn được hưởng các phụ cấp trong thời gian học, miễn học phí v.v...Trong nhiều trường hợp khác thì người học phải tự bỏ tiền chi phí cho học tập nếu đăng ký các khóa học từ xa, học tại các trung tâm ngoại ngữ, các trung tâm bồi dưỡng kỹ năng v.v...
  1. Những rào cản đối với GDNN mở
Trong bối cảnh thay đổi bên trong và bên ngòai hệ thống giáo dục diễn ra liên tục nhanh chóng, đòi hỏi giáo dục phải thích ứng nhanh với những thay đổi, đáp ưng nhu cầu học tập nói chung và nhu cầu học kỹ năng nghề nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà cơ hội học nghề của người dân ở mọi vùng miền của đất nước còn bị những rào cản khá lớn từ bên trong như cơ cấu hệ thống giáo dục cứng, vận hành thiếu linh hoạt, phương tiện truyền thống còn phổ biến, tài chính hạn hẹp, lòng tin vào chất lượng của giáo dục mở chưa đạt được mức độ cần thiết, đặc biệt cấu trúc, trình độ, tốc độ đầu tư công nghệ của nền kinh tế, cung như văn hóa học sẽ góp phần tạo ra những rào chắn với giáo dục.Phần dưới đây chỉ nêu một số các rào cản chính đối với giáo dục nghề nghiệp mở+ Trước hết đó là lòng tin và nhận thức vào giá trị mà giáo dục mở mang lại cho người học. Nếu thiếu lòng tin từ các nhà quản lý, người học và cộng đồng xã hội (người sử dụng lao động) thì giáo dục mở sẽ khó thành công. Vì thế, công việc đảm bảo chất lượng theo những chuẩn mực rất quan trọng để công nhận năng lực, trình độ kỹ năng của người lao động;+ Một số qui định về đầu vào, chương trình đào tạo, tổ chức học tập cần được linh hoạt, mềm dẻo, thiết kế mang tính kế thừa và liên thông. Việc đánh giá kỹ năng người học và công nhận các chuẩn kỹ năng nghề nghiệp cần phải thực hiện thường xuyên tạo động lực cho người học, cũng như những chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp hợp lý nếu người học đạt được trình độ kỹ năng cao hơn.+ Nhà trường và nơi làm việc thiếu đi sự hợp tác gắn bó hữu cơ sẽ là một rào cản để giáo dục mở. Khi có sự hợp tác tốt, người lao động vừa là người học nghề vừa là người làm công ăn lương vừa đi làm vừa đi học để bổ sung kiến thức và kỹ năng cho bản thân.+ Văn hóa học tập ở người lao động và ở mỗi tổ chức rất quan trọng ảnh hưởng đến việc chia sẻ kiến thức, kỹ năng, tận dụng những cơ hội để học theo kiểu phi chính qui. Người biết hơn chia sẻ cho người còn thiếu hụt kiến thức, kỹ năng tạo ra một tập thể học tập. Người chưa biết thì khiêm tốn học hỏi, không giấu dốt, người có trình độ thì không giấu nghề thì rào cản về văn hóa, tuổi tác, thâm niên có thể mờ nhạt đi và tổ chứuc thực sự là một tổ chức học tập.+ Thiếu những kỹ năng nền tảng về đọc hiểu và tính toán, giao tiếp sẽ là một rào cản lớn để xây dựng GDNN mở. Người ta chỉ có thể học thêm được tri thức, kỹ năng nghề nghiệp hiệu quả khi được giáo dục cơ bản tốt và có khả năng học tập suốt đời.+ Điều kiện nguồn lực tài chinh và hạ tầng công nghệ thông tin thiếu thốn cùng với những nguồn tài liệu điện tử, phương tiện truyền thông, truyền hình...là nhân tố cực kỳ quan trọng để giáo dục mở có thể thành điều kiện đủ để hiện thực hóa.
  1. Khuyến cáo
+ Rất cần có nghiên cứu sâu hơn về giáo dục mở trong điều kiện của Việt Nam hiện nay và tương lai. Những nghiên cứu cả về phương diện chính sách cả về những vấn đề mang tính kỹ thuật về mặt sư phạm;+ Triển khai sớm Khung trình độ quốc gia chú trọng vào chuẩn đầu ra và các điều kiện đảm bảo chất lượng để đạt được chuẩn đầu ra, cũng như đo lường đánh giá công nhận kếtquả học tập quá khứ;+ Nghiên cứu hoàn thiện chính sách, cơ chế về GDNN ban đầu và GDNN thường xuyên giúp loại bỏ những rào cản về hành chính không góp phần nâng cao chất lượng, không giúp được quá trình học tập linh hoạt mềm dẻo. Đặc biệt chính sách đào tạo kỹ năng tại doanh nghiệp.  

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.08725 sec| 678.195 kb