Chuyển hệ thống CĐ về Bộ GD&ĐT quản lý: Kiến nghị đi ngược lợi ích người học

100% hiệu trưởng các trường CĐ trong hệ thống giáo duc nghề nghiệp (GDNN), các chuyên gia khi trao đổi cùng Nghề nghiệp & Cuộc sống xung quanh kiến nghị chuyển hệ thống CĐ GDNN và Bộ GD&ĐT quản lý của Hiệp hội các trường CĐ-ĐH đều khẳng định: Công tác GDNN đang phát triển ổn định, khẳng định được vị trí, vai trò của mình với người dân, doanh nghiệp. Vì vậy, thay đổi vì mục đích nào khác là đi ngược lại lợi ích người học! 

PGS.TS Dương Đức Lân, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN, Chủ tịch Hiệp hội GDNN và Nghề Công tác xã hội Việt Nam:

THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CỦA GDNN LÀ MINH CHỨNG SINH ĐỘNG THUYẾT PHỤC NHẤT

Bày tỏ quan điểm về kiến nghị của Hiệp hội các trường ĐHCĐ, PGS.TS Dương Đức Lân, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Chủ tịch Hiệp hội GDNN và Nghề Công tác xã hội Việt Nam, người từng dẫn đoàn Việt Nam dự hàng chục cuộc thi kỹ năng nghề khu vực Asean và thế giới, ông cũng là người có tiếng nói uy tín trong các hoạt động của Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp Châu Âu và thế giới, nói:

“Mục tiêu của GDNN là đào tạo ra lực lượng nhân lực phù hợp với thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề. GDNN đang làm rất tốt mục tiêu này được cả xã hội và doanh nghiệp thừa nhận. Thực tiễn đổi mới và phát triển của GDNN, hiệu quả của hoạt động GDNN là minh chứng sinh động và thuyết phục nhất, còn lý thuyết luôn là cuộc tranh luận không có hồi kết. Thế giới cũng như Việt Nam bây giờ mọi thứ đều phải kiểm chứng bằng thước đo hiệu quả công việc. Nếu tập trung vào việc ai là cơ quan quản lý nhà nước là sai mục tiêu đào tạo của GDNN, không đúng với quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về GDNN”.


Ông Nguyễn Khánh Cường, Hiệu trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2:

 KIẾN NGHỊ ĐI NGƯỢC LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI HỌC

Tại sao phải thay đổi khi hệ thống GDNN đang ổn định, phát triển, khẳng định được vị trí của mình trên thế giới, khẳng định được lòng tin của doanh nghiệp và xã hội? Chúng ta chỉ nên thay đổi khi hệ thống đi xuống, không hoàn thành nhiệm vụ chứ không phải thay đổi vì mục đích nào khác, đi ngược lợi ích của người học. Ông Nguyễn Khánh Cường, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2 bày tỏ ý kiến.

Tại sao phải thay đổi khi hệ thống GDNN đang ổn định, phát triển, khẳng định được vị trí của mình trên thế giới, khẳng định được lòng tin của xã hội và doanh nghiệp?

Đây là điều quan trọng nhất của bất kỳ hệ thống giáo dục đào đào nào. Lý luận của các nhà khoa học dù cao siêu, dù tô vẽ, nguy biện thế nào thì cũng chỉ là lý luận xuông, thực tế học sinh sinh viên có tin tưởng theo học nghề nghiệp, học rồi ra trường có việc làm không, có được doanh nghiệp ghi nhận không mới là minh chứng thuyết phục nhất.

Phải khẳng định rằng, chưa bao giờ GDNN đạt được thành tựu lớn lao như bây giờ, chúng ta đạt nhiều huy chương trong các ky thi ASEAN, thế giới. Hệ thống các cơ sở GDNN đã và đang triển khai đào tạo nhân lực theo các chương trình đào tạo tiêu chuẩn quốc tế của Malaysia, Australia, Đức, Anh Quốc (City & Guilds, BTEC)…; Nhiều mô hình đào tạo quốc tế đang được triển khai thành công như mô hình đào tạo “kép” của Đức, mô hình đào tạo phối hợp – Cooperative Vocational Training) kịp thời cung cấp cho các daonh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước nhân lực chất lượng cao.

Nhiều CSGDNN và nhiều chương trình đào tạo được các tổ chức kiểm định chất lượng quốc tế công nhận như ABET – Anh Quốc, HWK – Đức…Quan trọng nhất, hệ thống GDNN ngày càng lớn mạnh về chất, khẳng định được lòng tin với xã hội và doanh nghiệp, thu hút người học ngày càng nhiều tham gia vào học tập, nâng cao kỹ năng và thành công trong nghề nghiệp.

Thị trường lao động có nhiều cấp độ, trong đó, cấp độ lao động kỹ thuật, lao động tay nghề cao đã được hệ thống GDNN giải quyết rất tốt, tạo lòng tin cho doanh nghiệp. Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã liên kết đào tạo kỹ thuật viên trình độ cao với các cơ sở GDNN như Tập đoàn BOSCH, Mercedes – Benz VN, Schaeffler…nhiều tập đoàn trong nước cũng liên kết đào tạo với các cơ sở GDNN để đào tạo kỹ thuật viên phục vụ cho phát triển bền vững của họ như VINFAST, Hòa Bình, LILAMA…

Vây tại sao phải thay đổi một cách duy ý chí? Hệ thống đang phát triển tốt, hoàn thành sứ mệnh của mình kết nối với người học, nhiều yếu thế, người thất nghiệp, dân tộc ít người…Chúng ta chỉ nên thay đổi khi hệ thống đi xuống, không hoàn thành nhiệm vụchứ không phải thay đổi vì mục đích nào khác, đi ngược lợi ích của người học.


Ông Đặng An Bình, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ:

NHẦM LẪN MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, LÀM XÁO TRỘN HỆ THỐNG SẼ GÂY HẬU QUẢ TAI HẠI CHO XÃ HỘI VÀ NỀN KINH TẾ

GDNN là hệ thống đào tạo nhân lực trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, tức là đào tạo thợ và nhân viên, kỹ thuật viên.

Nếu chuyển sang cách thức quản lý khác sẽ dễ nhầm lẫn mục tiêu đào tạo, làm xáo trộn hệ thống đang tổ chức, hoạt động ổn định, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, gây hậu quả tai hại cho xã hội và nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu về lao động chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang được đặt ra cấp thiết.

Thực tế Bộ LĐ-TB&XH đang quản lý nhà nước về GDNN đã phát huy những lợi thế của ngành là gắn GDNN với lao động, việc làm, thị trường lao động, nâng cao chất lượng, hiệu quả GDNN. Lịch sử hơn 23 năm từ khi tái lập Tổng cục Dạy nghề (5/1998 đến nay) cho thấy, hệ thống dạy nghề, GDNN từng bước được củng cố và phát triển vượt bậc, được xã hội ghi nhận.

Dưới sự chỉ đạo điều hành của Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục GDNN, trong một thời gian ngắn, Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ đã hoạt động ổn định, phát triển vững chắc, hình thành môi trường sư phạm chuyên nghiệp với cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp. Trong quá trình đào tạo, trường đã đóng góp nhiều vào thành tích chung của lĩnh vực GDNN như: đạt chứng chỉ xuất sắc tại kỳ thi tay nghề ASEAN; tham gia kỳ thi tay nghề thế giới; kỳ thi tay nghề tiểu vùng sông Mê Kong và đạt nhiều thành tích tại các kỳ thi của TP. Hà Nội và Quốc gia.

Đến nay, Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ đã cung cấp cho thị trường lao động trên 10.000 lao động đã qua đào tạo nghề. Hàng năm, có từ 500 – 650 học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường. Kết quả khảo sát lần vết học sinh sinh viên đã tốt nghiệp cho thấy, tỉ lệ học sinh, sinh viên ra trường có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp đạt trên 95% trong đó, tỉ lệ các em làm đúng nghề được đào tạo đạt trên 70%.

Theo Nghề nghiệp & Cuộc sống

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.02634 sec| 666.672 kb