Nới quyền lợi, gỡ bỏ rào cản trong việc khám chữa bệnh BHYT

Từ ngày 1-12-2018, Nghị định 146/2018/NĐ-CP chính thức được đưa vào triển khai, với nhiều quy định mở rộng quyền lợi của người bệnh. Điều đó có nghĩa là, hơn 80 triệu chủ thẻ BHYT trên cả nước sẽ được tiếp cận với nhiều chính sách mới trong khám chữa bệnh, mức đóng, hỗ trợ mua thẻ BHYT… Những thay đổi mới trong chính sách bảo hiểm y tế được kỳ vọng thu hút thêm nhiều người tham gia, mở rộng diện bao phủ.

Người bệnh có thêm 5 quyền lợiTheo ông Phan Văn Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ BHYT - Bộ Y tế, Nghị định 146/2018/NĐ-CP bổ sung cho chủ thẻ bảo hiểm y tế 5 quyền lợi, quy định cụ thể  như sau: Thứ nhất, trường hợp người bệnh được cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên chẩn đoán, chỉ định điều trị và chuyển về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã được hưởng quyền lợi theo quy định. Quy định mới này sẽ tạo điều kiện cho các bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, đi lại khó khăn được đi khám, chữa bệnh tại nơi gần chỗ cư trú, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân.Thứ hai là Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã bổ sung thêm quy định về việc quỹ BHYT sẽ thanh toán trong trường hợp cơ sở khám chữa bệnh gửi mẫu bệnh phẩm, chuyển bệnh nhân đến cơ sở khác để thực hiện dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh. Theo đó, bệnh nhân có thể được cơ sở khám chữa bệnh đang điều trị gửi mẫu xét nghiệm, chuyển bệnh nhân tới nơi khác mà vẫn được thanh toán BHYT, sau đó có thể quay lại điều trị.Nới quyền lợi, gỡ bỏ rào cản trong việc khám chữa bệnh BHYTĐiểm mới thứ ba là người bệnh BHYT đang điều trị nhưng thẻ BHYT hết hạn vẫn sẽ được thanh toán kéo dài thêm 15 ngày. Cụ thể, ở Nghị định 146/NĐ-CP, trường hợp người có thẻ BHYT đang điều trị nội trú nhưng thẻ hết hạn sử dụng thì được thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng cho đến khi ra viện, nhưng tối đa không quá 15 ngày kể từ khi thẻ hết hạn. Cơ quan BHXH có trách nhiệm thực hiện việc cấp hoặc gia hạn thẻ cho người bệnh trong thời gian đang điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh.Thứ tư, người có thẻ BHYT tự đến bệnh viện nhưng không đúng tuyến, sau đó được bệnh viện này chuyển sang bệnh viện khác thì BHYT vẫn thanh toán theo hình thức trái tuyến; trừ các trường hợp: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của bệnh viện; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của bệnh viện.Quyền lợi mới thứ năm mà người bệnh BHYT được hưởng là: với các bệnh viện chưa ký hợp đồng khám chữa bệnh dạng BHYT hoặc các bệnh viện có đăng ký nhưng lại khám chữa bệnh không đúng thủ tục như BHYT quy định thì người bệnh cũng được điều chỉnh mức quyền lợi khi đến đây khám chữa bệnh. BHYT sẽ thanh toán theo tỷ lệ mức lương cơ sở áp dụng cho từng tuyến bệnh viện nơi người bệnh đến khám chữa bệnh.Tăng hỗ trợ, mở rộng diện bao phủBên cạnh việc nới quyền lợi, Nghị định 146/2018/NĐ-CP đồng thời bổ sung nhiều nhóm đối tượng được hỗ trợ tham gia BHYT; nhóm tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình; nhóm do người sử dụng lao động đóng BHYT. Các quy định này đảm bảo tính công bằng trong việc thực hiện chế độ chính sách ưu đãi xã hội, không bỏ sót đối tượng tham gia BHYT, góp phần tăng nhanh tỷ lệ bao phủ BHYT.Nêu dẫn chứng cụ thể, Phó Vụ trưởng Vụ BHYT - Bộ Y tế Phan Văn Toàn cho hay, Nghị định 146/2018/NĐ-CP bổ sung thêm một số nhóm đối tượng tham gia BHYT như: dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến, thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965-1975... Những đối tượng này được ngân sách Nhà nước đóng 100% phí mua thẻ BHYT. Ngoài ra, ngân sách Nhà nước còn hỗ trợ đóng BHYT cho nhiều nhóm đối tượng, trong đó có nhóm người thuộc hộ nghèo ở nơi thiếu các dịch vụ xã hội cơ bản.Để tạo thuận lợi cho người dân tham gia BHYT tự nguyện theo hộ gia đình, Nghị định 146/2018/NĐ-CP cũng điều chỉnh quy định bằng việc không bắt buộc toàn bộ thành viên hộ gia đình phải tham gia BHYT cùng một thời điểm. Cùng với đó thực hiện giảm trừ mức đóng khi thành viên thứ hai tham gia trong năm tài chính.Đáng chú ý, để tăng cường quản lý sử dụng quỹ BHYT, Nghị định 146/2018/NĐ-CP bổ sung quy định không giao quỹ cho cơ sở có người đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu dựa trên số thu BHYT của những người có thẻ đăng ký tại đây như hiện nay, thay vào đó là giao tổng mức thanh toán.Theo ông Phạm Lương Sơn, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Nghị định 146/2018/NĐ-CP cũng quy định rất rõ các cơ sở y tế nếu vượt mức trần quỹ khám, chữa bệnh sẽ không được thanh toán BHYT. Qua đó, đòi hỏi các giám đốc bệnh viện, chủ cơ sở khám, chữa bệnh cần nâng cao tính tự chủ, làm sao hướng đến mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế tốt nhất cho người bệnh, đồng thời cũng phải tăng cường hiệu lực, hiệu quả của quỹ BHYT, đặc biệt là chống trục lợi, tiêu cực về BHYT.
Khám chữa bệnh trái tuyến cũng được hưởng BHYT. Theo quy định mới, người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện không ký khám chữa bệnh BHYT hoặc điều trị nội trú tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh, tuyến Trung ương không ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT hoặc tại cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu nhưng không xuất trình thẻ BHYT (hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh), người bệnh cũng được điều chỉnh mức quyền lợi khi đến đây khám chữa bệnh. BHYT sẽ thanh toán theo tỷ lệ mức lương cơ sở áp dụng cho từng tuyến bệnh viện nơi người bệnh đến khám chữa bệnh.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.02490 sec| 657.914 kb