Tăng cường an sinh xã hội và các dịch vụ công nhằm thúc đẩy phụ nữ tham gia thị trường lao động

Chiều ngày 7/3/2019, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) phối hợp cùng cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức Tọa đàm chính sách về Bình đẳng giới với chủ đề: “Tăng cường an sinh xã hội và các dịch vụ công nhằm thúc đẩy phụ nữ tham gia thị trường lao động”. Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Nguyễn Thị Hà và Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam Kamal Malhotra chủ trì Tọa đàm. Tham dự Tọa đàm có gần 100 đại biểu là lãnh đạo và cán bộ của các bộ, ban, ngành Chính phủ, các tổ chức chính trị xã hội, đại biểu từ hơn 10 tỉnh thành phố, các cơ quan của Liên Hợp quốc tại Việt Nam…
Tọa đàm tập trung thảo luận luật pháp và chính sách hiện có cũng như những đề xuất để thúc đẩy bình đẳng giới và sự tham gia của phụ nữ thông qua những sáng kiến liên quan chặt chẽ với ba lĩnh vực an sinh xã hội, tiếp cận các dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng bền vững. Tọa đàm chính sách nằm trong chủ đề “Suy nghĩ bình đẳng, xây dựng thông minh sáng tạo để thay đổi” của Ngày Quốc tế phụ nữ năm nay, tập trung vào những cách thức mới để thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, đặc biệt là trong các lĩnh vực an sinh xã hội, tiếp cận các dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng bền vững.Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh xây dựng và hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về bình đẳng giới là một trong những trọng tâm mà Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ có cơ hội tiếp cận và tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Khoảng cách giới trong cả 08 lĩnh vực của đời sống chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội được quy định tại Luật bình đẳng giới đã được rút ngắn đáng kể. Nhiều chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020, đặc biệt là chỉ tiêu về kinh tế, lao động và việc làm đã đạt được chỉ tiêu của kế hoạch đề ra.Năm 2018, Việt Nam giữ tỷ lệ nữ chủ doanh nghiệp đạt 31,3% trên tổng số chủ doanh nghiệp và xếp thứ 6/57 quốc gia được xếp hạng  (năm 2017 chỉ tiêu này đạt 7/54). Việt Nam đang là quốc gia duy nhất của Châu Á có mặt trong top 10 nước cao nhất toàn cầu về chỉ số này và tiếp tục duy trì thứ hạng về chỉ số cơ hội và tham gia vào nền kinh tế của phụ nữ. Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Quốc hội nhiệm kỳ 2016 – 2021 là 27,2%, cao hơn mức trung bình của Châu Á là 19% và mức 21% của toàn cầu. Tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động cũng luôn ở mức cao, khoảng 71,55%, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ tương ứng của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương là 61,1% và thế giới là 49,6%. Ta cũng là một trong 10 quốc gia thực hiện tốt mục tiêu phát triển bền vững số 5 về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái.Tăng cường an sinh xã hội và các dịch vụ công nhằm thúc đẩy phụ nữ tham gia thị trường lao động

Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà phát biểu tại Tọa đàm

Những năm qua, Việt Nam luôn có những hành động tích cực trong việc triển khai chính sách, luật pháp về bình đẳng giới, trong đó chú trọng tới xây dựng hệ thống an sinh xã hội một cách đa dạng, toàn diện. Điều này thể hiện rõ trong Nghị quyết số 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020” khẳng định: Đến năm 2020 cơ bản hình thành hệ thống an sinh xã hội bao phủ toàn dân với các yêu cầu: bảo đảm để người dân có việc làm, thu nhập tối thiểu; tham gia bảo hiểm xã hội, bảo đảm hỗ trợ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; bảo đảm cho người dân tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu (về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin), từ đó góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân. Triển khai thực hiện Nghị quyết này, Chính phủ Việt Nam đã và đang chú trọng đến việc phát triển hệ thống an sinh xã hội phù hợp với một quốc gia có thu nhập trung bình và với các chuẩn mực quốc tế để đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền của phụ nữ và trẻ em.Phát biểu tại Tọa đàm, ông Kamal Malhotra nhấn mạnh hệ thống an sinh xã hội, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng bền vững là những lĩnh vực không thể thiếu để thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh và Chương trình nghị sự 2030 về các Mục tiêu phát triển Bền vững. Đầu tư vào lĩnh vực này là thiết yếu để giải phóng thời gian của phụ nữ, hỗ trợ việc di chuyển của họ, tăng cường việc tiếp cận các cơ hội giáo dục, y tế, kinh tế, và tăng khả năng chống chọi với những khó khăn trong cuộc sống.Tăng cường an sinh xã hội và các dịch vụ công nhằm thúc đẩy phụ nữ tham gia thị trường lao động

Ông Kamal Malhotra phát biểu tại Tọa đàm

Với chủ đề “Tăng cường an sinh xã hội và các dịch vụ công nhằm thúc đẩy phụ nữ tham gia thị trường lao động”, Tọa đàm sẽ cùng chia sẻ về cơ hội và thách thức trong xây dựng và triển khai các chính sách an sinh xã hội vì bình đẳng giới và mở rộng cơ hội tiếp cận hệ thống an sinh xã hội và dịch vụ công cho phụ nữ và trẻ em gái. Trên cơ sở đó sẽ cung cấp thông tin và những đề xuất, kiến nghị giải pháp thiết thực cho Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Khóa họp lần thứ 63 của Ủy ban Địa vị Phụ nữ tại Liên hợp quốc.Kết quả trao đổi thảo luận của Tọa đàm sẽ là cơ sở cho Bộ LĐ-TBXH phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất chính sách, hoạt động hợp tác về bình đẳng giới, nâng cao quyền năng của phụ nữ hướng tới việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động của Chính phủ về Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030; và đóng góp nội dung cho đoàn đại biểu của chúng ta đi tham dự Khóa họp lần thứ 63 của Ủy ban địa vị phụ nữ diễn ra vào trung tuần tháng 3 tại New York, Mỹ.

Nguồn: Bộ LĐTBXH

 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.04992 sec| 658.922 kb