Tăng cường truyền thông về giáo dục nghề nghiệp

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân vừa ký ban hành kế hoạch truyền thông GDNN giai đoạn 2018-2020. Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch là nâng cao nhận thức người dân, xã hội, doanh nghiệp và cải thiện hình ảnh về giáo dục nghề nghiệp (GDNN); Tạo sự chuyển biến trong công tác phân luồng học sinh THCS, THPT vào GDNN; Hỗ trợ công tác tuyển sinh - hướng nghiệp, lập nghiệp, khởi nghiệp đồng thời thu hút sự quan tâm của người dân, xã hội, doanh nghiệp góp phần mở rộng quy mô, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả GDNN.Về nội dung truyền thông, Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh, công tác truyền thông giai đoạn 2018 -2020 tập trung truyền tải về nội dung đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN. Trong đó, 3 nội dung truyền thông cụ thể cần tập trung gồm: Trước hết là nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách pháp luật về GDNN; Đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN; đào tạo chất lượng cao, đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, gắn với giải quyết việc làm; chuyển đổi nghề nghiệp trước yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Công tác đào tạo nghề nghiệp thường xuyên, vừa học vừa làm; đào tạo nghề cho lao động nông thôn, người khuyết tật, người yếu thế; Về hoạt động cải cách hành chính, dịch vụ công trong lĩnh vực GDNN và các hoạt động khác liên quan.

Tăng cường truyền thông về giáo dục nghề nghiệpẢnh: Tăng cường truyền thông về giáo dục nghề nghiệp góp phần phân luồng học sinh tốt hơn

Thứ hai là quảng bá hình ảnh về GDNN, hỗ trợ công tác tuyển sinh - hướng nghiệp GDNN; Về công tác đào tạo, hướng nghiệp và khởi nghiệp; Phối hợp, hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong hoạt động GDNN; Đánh giá kỹ năng nghề, kiểm định chất lượng GDNN, công tác học sinh, sinh viên...; Tuyên truyền qua các sự kiện: Kỳ thi tay nghề quốc gia, khu vực ASEAN và thế giới; Hội giảng nhà giáo GDNN...Ngoài ra, công tác truyền thông cũng tập trung vào nội dung tôn vinh các cá nhân, tập thể điển hình về mô hình phối hợp hiệu quả giữa doanh nghiệp và cơ sở GDNN trong việc đào tạo, tuyển dụng, sử dụng học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp; Các mô hình, các cá nhân/tập thể điển hình tiên tiến…Bám sát các nội dung trên, ngành LĐ-TB&XH đặt ra mục tiêu phấn đấu tất cả chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về GDNN sẽ được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cùng đó, hằng năm có ít nhất 500 tin/bài viết/chương trình để tôn vinh, tuyên dương và biếu dương những điến hình, tấm gương của người dạy, người học, mô hình khởi nghiệp thành công từ GDNN.Ngoài ra, cũng sẽ có các giải pháp thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động GDNN; gắn kết doanh nghiệp với cơ sở GDNN trong hoạt động đào tạo, tuyển dụng và sử dụng người học nhằm tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội nhấn mạnh, công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp cần được tổ chức rộng rãi, bằng nhiều hình thức, phù hợp vói từng nội dung và đối tượng, đảm bảo yêu cầu thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm; bám sát nội dung, yêu cầu của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành; quán triệt đầy đủ và cụ thể hóa chủ trương, đưò'ng lối của Đảng và pháp luật, chính sách của Nhà nước về tuyên truyền, phổ biến giáo dục nghề nghiệp.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.05951 sec| 653.914 kb