Tạo môi trường thuận lợi để người cao tuổi tiếp tục đóng góp cho xã hội

Chính sách hỗ trợ sinh kế là tiền đề quan trọng giúp người cao tuổi tự bảo đảm thu nhập, giảm thiểu mức độ phụ thuộc vào sự giúp đỡ của con cháu và bảo đảm thực hiện quyền sống độc lập cũng như các quyền khác của người cao tuổi.

Đây là nhận định của các đại biểu tại Diễn đàn sinh kế và khởi nghiệp đối với người cao tuổi (NCT) do Cục bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-B&XH) cùng Tạp chí lao động và xã hội tổ chức tại Hà Nội sáng ngày 3/11.

[caption id="attachment_17387" align="aligncenter" width="960"]Tạo môi trường thuận lợi để người cao tuổi tiếp tục đóng góp cho xã hội Diễn đàn thu hút sự tham gia của đông đảo đại biểu[/caption]

Theo các đại biểu, Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn của quá trình già hóa dân số nhanh chóng. Theo số liệu của cuộc Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tính đến năm 2019, cả nước có gần 12,22 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 12,7% dân số. Trong đó, tỉ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên tăng nhanh nhất (chiếm 7,7% năm 2019 với  gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên (chiếm 17,75% tổng số người cao tuổi).

Thực tể có rất nhiều người còn sức khỏe, nhất là từ tuổi 60 đến 75, họ vẫn muốn tiếp tục cống hiến, vẫn muốn được tạo điều kiện nhưng chưa được đáp ứng. Vì vậy, người cao tuổi không chỉ là vấn đề cần giải quyết mà còn là cơ hội, nguồn lực cho sự phát triển, cấn quan tâm tạo cơ chế, chính sách để thu hút, khai thác nguồn lực đó một cách hiệu quả. Theo số liệu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho thấy, có tới 60% người cao tuổi trong độ tuổi 60-69 đang tiếp tục làm việc.

Bên cạnh việc đẩy mạnh tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, thì vấn đề rất quan trọng là cần tạo điều kiện cho người cao tuổi lao động trong khả năng, để vừa tạo ra thu nhập cho bản thân, vừa góp phần giảm tác động bất lợi đến tình hình phát triển kinh tế – xã hội do sự biến động của cơ cấu dân số gây ra. Vì vậy, khi bước vào giai đoạn già hóa dân số thì việc sử dụng người lao động là người cao tuổi là rất cần thiết.

Trao đổi thực tiễn về hoạt động sinh kế của người cao tuổi, TS Nguyễn Hải Hữu – Phó Chủ tịch Hiệp hội giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam cho biết, theo nghiên cứu từ tháng 6-8/2020 tại 03 địa phương: Tp Hồ Chí Minh, Nghệ An, Hải Dương cho thấy: 40 – 45% người cao tuổi tham gia hoạt động kinh tế. Và chỉ có khoảng 3-4% là chủ các doanh nghiệp, trang trại trồng trọt, chăn nuôi.

[caption id="" align="aligncenter" width="973"] TS Nguyễn Hải Hữu, nguyên Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Phó Chủ tịch Hiệp hội GDNN và nghề CTXHVN trình bày tham luận tại Diễn đàn[/caption]

Theo ông, không phải tất cả NCT đều cần chính sách hỗ trợ về sinh kế, nhất là những NCT làm chủ doanh nghiệp, có nguồn thu nhập cao, ổn định; nhưng đối với nhóm NCT còn khả năng tham gia hoạt động kinh tế, cần có thu nhập để bảo đảm cuộc sống và thực hiện quyền sống độc lập, như NCT thu nhập thấp, NCT thuộc diện nghèo sống độc lập,  người cao tuổi cư trú ở các  xã đặc biệt khó khăn… Nhà nước cần có chính sách  hỗ trợ về sinh kế cụ thể cho họ và cần có sự ưu tiên, khác biệt giữa chính sách hỗ trợ về sinh kế đối với NCT với chính sách hỗ trợ sinh kế đối với người dân có độ tuổi thấp hơn độ tuổi của NCT. Chính sách hỗ trợ sinh kế cho NCT ở vùng đặc biệt khó khăn khác với chính sách hỗ trợ sinh kế cho NCT ở vùng đồng bằng và thành thị.

“Chính sách hỗ trợ sinh kế là tiền đề quan trọng giúp NCT tự bảo đảm thu nhập, giảm thiểu mức độ phụ thuộc vào sự giúp đỡ của con cháu và bảo đảm thực hiện quyền sống độc lập cũng như các quyền khác của NCT. Do vậy nhà nước cần có định hướng và lộ trình xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ sinh kế cho NCT phù hợp với bối cảnh kinh tế- xã hội của đất nước và tình hình thực tế của người cao tuổi” – TS Nguyễn Hải Hữu nhấn mạnh.

Trao đổi tại diễn đàn, TS Nguyễn Lê Minh – chuyên gia về kinh tế lao động cho biết, lâu nay khi nói đến khởi nghiệp nhiều người chỉ nghĩ đến thanh niên hoặc người trung tuổi. Thế nhưng, có rất nhiều người cao tuổi làm kinh tế giỏi.

[caption id="" align="aligncenter" width="974"] TS Nguyễn Lê Minh trình bày tham luận tại Diễn đàn[/caption]

Ông dẫn chứng, ở Nam Định, ông Nguyễn Quốc Toàn 73 tuổi, nguyên kỹ thuật viên cơ khí đã mở công ty sản xuất các mặt hàng cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, thu hút 50 lao động, lương bình quân 5 triệu đồng/tháng, doanh thu hàng năm 15 tỷ đồng. Ở huyện Quỳ Hợp (Nghệ An), bà Khánh Toàn với kinh nghiệp 26 năm làm nghề với đá, đã mở liền 4 công ty khai thác và chế biến đá, với số vốn 500 tỷ đồng, thu hút 150 lao động.

Hay trong lĩnh vực lao động trí óc, không ai quên được Giáo sư Anh hùng lao động Hoàng Thủy Nguyên, tác giả của nhiều loại vac xin dùng trong chương  trình tiêm chủng quốc gia mở rộng. Ông sinh năm 1929, là người đã xác định được nguyên nhân dịch SARS và cúm gia cầm. Đến năm ngoài 80 tuổi, ông vẫn là cố vấn của Bộ Y Tế về giám sát và nghiên cứu phòng chống bệnh cúm gia cầm và các vắc xin cúm H5N1, H1N1.

Theo TS Nguyễn Lê Minh, đối với nhiều quốc gia lĩnh vực này đều được rất quan tâm, bởi họ coi nhóm người cao tuổi là nguồn lực quý báu của quốc gia. NCT có lợi thế về kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm nghề nghiệp, có nhiều mối quan hệ trong xã hội. Đặc biệt với đội ngũ trí thức là NCT, với trình độ học vấn và chuyên môn đã tích lũy nhiều năm, họ vẫn muốn tiếp tục làm việc và cống hiến cho sự phát triển của đất nước.TS Nguyễn Lê Minh cho biết, hiện nay Quỹ quốc gia về việc làm đến năm 2019 còn 20 nghìn tỷ đồng. Như vậy đối tượng được vay vốn cần được nới rộng rãi, mức vay nâng lên 2 tỷ đồng/dự án và nhiều điều kiện ưu đãi.TS Nguyễn Lê Minh cho rằng, nước ta hiện nay đang chuẩn bị cho chương trình người cao tuổi giai đoạn 2021-2030, Nhà nước trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể như Hội người cao tuổi, Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, VCCI, Hội nông dân… giúp người cao tuổi khởi nghiệp. Thậm chí, khi người cao tuổi đã khởi nghiệp thành công, Nhà nước và các tổ chức đã nêu sẽ tiếp tục đồng hành với doanh nghiệp và trợ giúp những vấn đề liên quan đến luật doanh nghiệp, luật kinh doanh, luật lao động, tiêu thụ sản phẩm…TS. Nguyễn Thị Phương Mai – Khoa Công tác xã hội, trường Đại học Công đoàn cho biết, việc đảm bảo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân nói chung và người cao tuổi nói riêng vẫn còn nhiều thách thức để đạt mục tiêu hướng tới đảm bảo thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi trong giai đoạn hiện nay.TS. Nguyễn Thị Phương Mai đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người cao tuổi hiện nay như: Cần phải thiết lập các trung tâm giới thiệu việc làm cho lao động cao tuổi để họ tiếp cận và nhận được sự hỗ trợ tìm việc làm. Đảm bảo môi trường làm việc thuận lợi và bình đẳng cho người cao tuổi. Tạo thuận lợi cho người cao tuổi tiếp cận vốn tín dụng để phục vụ kinh doanh.Mặt khác, cung cấp cơ hội đào tạo lại cho người cao tuổi để họ được nâng cao tay nghề và kỹ năng mới, giúp họ có khả năng cạnh tranh trong tìm việc làm ở thị trường lao động mới. Thực hiện lộ trình nâng tuổi nghỉ hưu bắt buộc đối với cả nam và nữ. Thực hiện vận động xã hội ủng hộ việc chống kỳ thị dựa vào tuổi trong việc làm và ban hành quy định pháp lý cụ thể để chống lại sự phân biệt theo tuổi. Phát triển hệ thống chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi, đảm bảo cho người cao tuổi được tiếp cận với các dịch vụ về sức khoẻ, bảo vệ sức khỏe từ đó tạo nền tảng vững chắc để người cao tuổi có thể tiếp tục lao động, đảm bảo sinh kế và nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình…/.
Tú Giang

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.15722 sec| 666.133 kb