Thi tay nghề ASEAN và Thế giới với việc nâng cao kỹ năng nghề

Nhân dịp đoàn Việt Nam tham gia kỳ thi tay nghề Asean lần thứ 12 tổ chức tại Thái lan từ ngày 26/8 đến ngày 5/9/2018 chúng tôi muốn đề cập tới khía cạnh tham gia các kỳ thi tay nghề Asean và thế giới với việc nâng cao kỹ năng nghề cho học sinh - sinh viên học nghề và lao động trẻ ở nước ta.Lao động có kỹ năng mới có năng suất lao động, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của các quốc gia, các khu vực với nhau, nên phát triển kỹ năng cho học sinh, sinh viên học nghề và lao động trẻ được các quốc gia trong khu vực và thế giới cực kỳ quan tâm. Để khuyến khích học sinh, sinh viên học nghề, lao động trẻ phát triển kỹ năng, thúc đẩy, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực, ASEAN và thế giới đã thường xuyên tổ chức các kỳ thi tay nghề định kỳ 2 năm một lần (ASEAN tổ chức năm chẵn, thế giới tổ chức năm lẻ), tạo sân chơi cho lao động trẻ  phô diễn, tranh tài kỹ năng nghề đỉnh cao với công nghệ tối tân, trên máy móc, thiết bị hiện đại. Được tham dự Kỳ thi là niềm mơ ước của hàng triệu học sinh - sinh viên học nghề, lao động trẻ xuất sắc; là ước ao của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Xác định vị trí, tầm quan trọng của các kỳ thi, ngay từ đầu mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, nhưng chúng ta đã mạnh dạn, nhanh chóng đến với các kỳ thi.

Thi tay nghề ASEAN và Thế giới với việc nâng cao kỹ năng nghềẢnh: Chủ tịch Hiệp hội GDNN Nguyễn Thị Hằng chụp ảnh lưu niệm cùng thí sinh và chuyên gia hướng dẫn của các cơ sở GDNN là hội viên Hiệp hội tại Lễ xuất quân

Còn nhớ năm 1996 chúng ta còn quá bỡ ngỡ với các kỳ thi nên chỉ cử đoàn quan sát viên tới Kỳ thi tay nghề  Asean lần thứ 2, tổ chức tại Philippin. Sau quan sát chúng ta mới chính thức tham gia kỳ thi lần thứ ba tổ chức tại Thái lan. Thật tự hào, sung sướng tại kỳ thi lần đầu tiên ta đã giành được 1 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 3 huy chương đồng và 6 chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc, xếp thứ tư toàn đoàn. Kể từ đó đến nay ta liên tục tham gia các kỳ thi tay nghề ASEAN, đã có tới 3 lần ta vươn lên xếp thứ nhất toàn đoàn vào các kỳ thi lần thứ 5 (2004), lần thứ 6 (2006) và lần thứ 10 năm 2014 (đoàn Việt Nam đạt 15 huy chương vàng, 6 bạc, 7 đồng, 11 chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc; đạt số lượng huy chương rất ấn tượng so với các lần ta cũng như các nước khác đã giành giải nhất toàn đoàn qua các kỳ thi); đa số các kỳ còn lại chúng ta đứng trong tốp 3 toàn đoàn. Kỳ thi tay nghề lần thứ 12 đang tổ chức tại Thái lan chúng ta dự thi đủ cả 26 nghề với 52 thí sinh, đây là kỳ thi chúng ta cử nhiều thí sinh tham gia nhất từ trước tới nay. Nhờ có đà tham gia các kỳ thi tay nghề ASEAN thành công đến năm 2007 Việt Nam chính thức tham gia kỳ thi tay nghề thế giới (lần thứ 39) tổ chức tại Nhật Bản. Tại kỳ thi ta chỉ đạt 1 chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc. Sau đó, Việt Nam thường xuyên tham dự các Kỳ thi lần thứ 40, 41, 42, 43, 44 lần lượt tổ chức tại Canada, Anh, CHLB Đức, Braxin và Các tiểu vương quốc Arập- thống nhất, đến các kỳ thi 43, 44 chúng ta đã đạt huy chương đồng và nhiều chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc, thành tích kỳ thi sau cao hơn kỳ thi trước. Các nghề Việt Nam đăng ký dự thi đấu trường ASEAN và thế giới đa số là các nghề có nhu cầu sử dụng nhân lực lớn, nhiều nước tham dự nên ở các kỳ thi tay nghề thế giới thí sinh ta phải cạnh tranh với thí sinh tài năng của nhiều nước phát triển như: Brazil, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, CHLB Đức, Anh, Mỹ …; ở ASEAN cạnh tranh với Malaysia, Indonesia, Thái lan…Tham gia các kỳ thi tay nghề ASEAN và thế giới giúp cho học sinh, sinh viên học nghề, lao động trẻ nước ta có cơ hội thể hiện kỹ năng nghề đỉnh cao; học tập kinh nghiệm của các nước tiên tiến; đặc biệt kinh nghiệm gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng; đào tạo chất lượng cao gắn với tăng năng xuất lao động, tăng hiệu quả công tác.Việc gắn kết ở mọi cấp độ, ngay trong công tác chuẩn bị và tham dự Kỳ thi đã có sự phối hợp với các doanh nghiệp hàng đầu, có thương hiệu, có kinh nghiệm của các nước có quan hệ chiến lược, hữu nghị với Việt Nam như Tập đoàn Denso, Toyota, Tổ chức JAVADA của Nhật Bản; Samsung, Vikotec của Hàn Quốc, là những tổ chức đã có kinh nghiệm nhiều năm huấn luyện thí sinh dự thi và đạt thành tích cao tại các Kỳ thi tay nghề thế giới; đồng thời có kinh nghiệm xã hội hóa, huy động nguồn lực nâng cao kỹ năng nghề cho thí sinh không chỉ giảm bớt gánh nặng kinh phí cho nhà nước mà còn giúp các em được huấn luyện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm đã từng huấn luyện thí sinh đạt giải cao tại các Kỳ thi tay nghề thế giới trước đây, đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc. Các em thí sinh được huấn luyện trên các công nghệ tối tân, máy móc hiện đại của Denso, Samsung, Vikotec, Toyota, Ford…, tại các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài nước. Nhiều thí sinh được huấn luyện thời gian dài, cùng với thí sinh của các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Brazil, nên kỹ năng nghề được nâng cao rõ rệt, thành tích không ngừng được cải thiện, vị thế kỹ năng của lao động trẻ Việt Nam được khu vực và thế giới dần công nhận.Có thể nói việc tham gia các kỳ thi tay nghề Asean và thế giới đã tác động mạnh mẽ tới việc nâng cao kỹ năng, đáp ứng nhu cầu về lao động qua giáo dục nghề nghiệp của các doanh nghiệp, thị trường lao động ngày càng lớn và đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Mặc dù có nhiều cố gắng và đạt được thành tích tốt tại các kỳ thi tay nghề ASEAN nhưng với sân chơi thế giới thí sinh Việt Nam còn hạn chế về kỹ năng thông qua giải quyết các modul, sản phẩm bài thi; hạn chế ngoại ngữ (tiếng Anh), thể lực, bản lĩnh, sự tự tin.. Do đó, chúng ta còn có khoảng cách khá xa so với các nước phát triển. Chúng ta phải nhìn nhận đó là hạn chế trong phát triển kỹ năng cho người học, lao động trẻ mà nguyên nhân sâu xa là hạn chế trong giáo dục nghề nghiệp nói riêng, trong giáo dục đào tạo nói chung.Hiện nay, trong bối cảnh thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đòi hỏi nguồn nhân lực qua đào tạo nghề phải đảm bảo chất lượng, thích ứng với nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động trong và ngoài nước, đặc biệt thách thức về phát triển nguồn nhân lưc cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Giáo dục nghề nghiệp cần phát triển mạnh mẽ, chú trọng nâng cao kỹ năng cho người học là yêu cầu bức thiết và lâu dài. Có như vậy mới có thể góp phần nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia như Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X đã chỉ ra: “ Phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng quy mô đào tạo cao đẳng, trung cấp cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động… Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và  thế giới. Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt.Để tham gia các kỳ thi tay nghề ASEAN và thế giới, nâng cao kỹ năng nghề cho học sinh - sinh viên học nghề và lao động trẻ có hiệu quả hơn trong thời gian tới chúng ta cần khắc phục cho bằng được những hạn chế, tồn tại, tiếp tục thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp, trong đó chú trọng các giải pháp cơ bản sau đây:- Thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;- Chú trọng phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng phân bố hợp lý, nâng cao năng lực của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chú trọng xây dựng các trường chất lượng cao, tiếp cận với khu vực và thế giới;- Tập trung cải thiện và nâng cao các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng , nhất là chất lượng cao đáp ứng với yêu cầu hội nhập;- Tăng cường đánh giá kỹ năng cho người lao động nói chung, kiểm soát chất lượng đào tạo, đảm bảo đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động;- Chú trọng hoàn thiện các cơ chế chính sách về phát triển giáo dục nghề nghiệp  nói chung, đãi ngộ học sinh - sinh viên học nghề, người lao động trẻ có kỹ năng nghề cao, đặc biệt các em đạt huy chương tại các kỳ thi tay nghề thế giới, ASEAN để nhằm tiếp tục phát huy kỹ năng nghề mà các em đã đạt được cũng như nuôi dưỡng nhân tài cho đất nước;- Triển khai đồng bộ hệ thống các giải pháp khác có liên quan đến phát triển giáo dục nghề nghiệp  gắn với doanh nghiệp và thị trường lao động để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước ta nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.Tham dự thi tay nghề ASEAN và thế giới là động lực nhằm phát triển kỹ năng nghề cho học sinh - sinh viên, lao động trẻ, cũng như khẳng định vị thế của lao động trẻ nước ta với sự phân công lao động quốc tế. Hội nhập với thế giới về kỹ năng nghề thông qua việc tham dự các kỳ thi tay nghề ASEAN, thế giới là cơ hội và là giải pháp hữu hiệu nhất cho giáo dục nghề nghiệp Việt nam phát triển đào tạo nguồn nhân lực có năng lực thực hiện, đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng 4.0. Chúng ta hy vọng đoàn thí sinh Việt Nam tham dự kỳ thi tay nghề ASEAN lần này đạt thành tích cao,có nhiều huy chương hơn các kỳ thi trước, góp phần làm rạng danh đất nước

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.11615 sec| 670.352 kb