Tích cực phản biện, xây dựng chính sách lĩnh vực GDNN, CTXH và việc làm

Đây là kết quả nổi bật qua tổng kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2018 của Hiệp hội GDNN và Nghề CTXH Việt Nam. Các hoạt động tích cực của Hiệp hội đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và thực hiện các nhiệm vụ của Ngành. Bên cạnh đó, quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước của Hiệp hội được mở rộng, thực chất và hiệu quả hơn.  Tạp chí NN&CS xin tổng kết các hoạt động nổi bật mà Hiệp hội đã đạt được trong 6 tháng đầu năm và các nhiệm vụ trọng tâm trong nửa cuối năm 2018.Tham gia xây dựng, hoàn thiện văn bản pháp luật, cơ chế chính sách  Thực hiện chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội, Hiệp hội đã triển khai các hoạt động sau:- Tham gia và vận động Hội viên góp ý xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các đề án, chương trình trong các lĩnh vực: GDNN, Lao động, Việc làm, An toàn vệ sinh lao động, BHXH, Công tác xã hội, Xuất khẩu lao động…-  Tham gia Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc triển khai dự án“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”; tham gia Ban soạn thảo và tổ biên tập của Dự án Luật Công tác xã hội.Tích cực phản biện, xây dựng chính sách lĩnh vực GDNN, CTXH và việc làm

Ảnh: Hiệp hội tổ chức nhiều hội thảo khoa học đóng góp vào việc xây dựng và phản biện chính sách

- Tham gia góp ý dự thảo Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Bộ LĐTBXH về việc “Tăng cường thực hiện nhiệm vụ Đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2025”.Tham gia hoạt động chuyên mônĐối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp  -  Vận động Hội viên chủ động tiếp cận nhu cầu về chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực trong tuyển sinh và đổi mới đào tạo; triển khai đào tạo theo hướng đa dạng, linh hoạt, liên kết với doanh nghiệp, tư vấn, hướng nghiệp…góp phần tăng quy mô,  nâng cao chất lượng, việc làm cho HS-SV sau tốt nghiệp.-  Xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn, bồi dưỡng kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp cho giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2018 và giai đoạn 2018-2020.-  Đề xuất với Tổng cục GDNN các Ban chủ nhiệm để triển khai xây dựng “Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng và trung cấp” cho 5 nghề: Marketing thương mại, Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ, Công tác xã hội, Điện tàu thuỷ và Công nghệ điện tử truyền thông.- Tổ chức đoàn thí sinh tham gia Kỳ thi tay nghề quốc gia năm 2018. Đoàn gồm 6 thí sinh dự thi 5 nghề: Chăm sóc sắc đẹp, Lắp cáp mạng thông tin, Cơ điện tử và Công nghệ thời trang. Kết quả đoàn đạt 01 giải Nhì (Nghề chăm sóc sắc đẹp), 01 giải Ba (Nghề lắp cáp mạng thông tin) và 02 giải Khuyến khích (Nghề Cơ điện tử).

Tích cực phản biện, xây dựng chính sách lĩnh vực GDNN, CTXH và việc làmẢnh: Các thí sinh thi tay nghề ASEAN là sinh các trường nghề, trung tâm dạy nghề thành viên của Hiệp hội đạt nhiều giải cao 

- Triển khai Chương trình hợp tác với Tổng cục GDNN, Cục Việc làm, Chương trình hợp tác với GIZ giai đoạn 2018 – 2020 với những nội dung về đào tạo gắn với việc làm, truyền thông về giá trị, lợi ích của học nghề, xanh hoá nghề ...Đối với lĩnh vực công tác xã hội và các lĩnh vực khác
  1. a) Hoạt động của Hội các trường đào tạo nghề Công tác xã hội
- Tham gia với Cục bảo trợ xã hội tiếp tục chuẩn bị dự án Luật Công tác xã hội (đến nay đã dự thảo lần 2 của dự Luật) và đào tạo giảng viên nguồn về an sinh xã hội.- Tham gia, đề xuất với Bộ LĐTBXH về kế hoạch hành động thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững theo Quyết định số 622/QĐ-TTg của Thủ Tướng chính phủ.- Thoả thuận kế hoạch phối hợp hoạt động năm 2018 với Cục bảo trợ và Cục Trẻ em.
  1. b) Hoạt động của Viên Nghiên cứu và Đào tạo Công tác xã hội
Đã tổ chức biên soạn tài liệu hướng dẫn và tổ chức 27 khóa đào tạo ngắn hạn, tập huấn, hội thảo cho trên 400 người, trong đó có nhiều người là những đối tượng chính sách (thương, bệnh binh, người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật…) về chăm sóc và tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân bằng phương pháp tự nhiên. Sau các khoá học, nhiều người không những có thể tự chăm sóc tốt cho sức khỏe của bản thân mà còn có khả năng giúp đỡ những người khác, góp phần cải thiện sức khoẻ cho một bộ phận người nghèo, người cao tuổi.
  1. c) Hoạt động của Hội đào tạo và phát triển nghề làm đẹp Việt Nam
- Tổ chức đêm Gala tổng kết các hoạt động của Hội năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ Hội năm 2018;- Tổ chức các hoạt động giao lưu chuyên môn, văn hoá, thể thao nhân ngày truyền thống ngành tóc; bồi dưỡng chuyên môn và quản trị các doanh nghiệp truyền nghề, và hoạt động từ thiện.
  1. d) Hoạt động trong các lĩnh vực an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội và trẻ em
- Tham gia Ban Chỉ đạo Dự án “An toàn và sức khỏe cho người lao động – An toàn và sức khỏe cho lao động trẻ”.- Hợp tác với Bảo hiểm xã hội Việt nam và trường hội viên tổ chức tập huấn cho 300 HS-SV về BHXH, BHYT. Lớp tập huấn được đã tác động tích cực đến hiểu biết ban đầu của HS-SV và giáo viên về BHXH, BHYT.Hoạt động nghiên cứu khoa học     - Bảo về thành công 2 đề tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2017: “Vai trò của các Hội đoàn thể trong việc tham gia hỗ trợ người lao động tham gia BHXH” và “Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về CTXH”.- Đang triển khai thực hiện đề tài NCKH cấp Bộ năm 2018 “Nghiên cứu các giải pháp hợp tác công tư hiệu quả trong GDNN ở Việt Nam”.- Đang chuẩn bị hồ sơ để tham gia đấu thầu thực hiện 01 đề tài NCKH cấp Bộ năm 2019.- Viết bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội nghị, hội thảo.Hoạt động hợp tác quốc tế  - Tiếp tục triển khai Chương trình hợp tác với  “Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam” thuộc Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế CHLB Đức (GIZ).- Đàm phán với Hiệp hội các trường CTXH quốc tế (IASSW), Hiệp hội Giáo dục nghề công tác xã hội Châu Á-Thái bình Dương (APASWE) tiếp tục thực hiện Dự án “Phát triển giáo dục công tác xã hội Việt Nam”. Trước mắt, đã thống nhất với các nhà tài trợ trong năm 2018 sẽ tổ chức 3-4 khoá học với khoảng 100 giảng viên các cơ sở đào tạo có chuyên ngành CTXH Việt Nam sang tập huấn tại Trường Đại học bách khoa Hồng Kong về CTXH đối với người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các đối tượng yếu thế khác. Thực hiện thoả thuận, đầu tháng 6/2018  đoàn gồm 30 giảng viên đã dự lớp tập huấn 04 ngày về CTXH đối với người tâm thần tại Hong Kong.- Phối hợp với Công ty RAPPORHAIR và Trung tâm xúc tiến thương mại Nhật ban (JETRO) tổ chức Hội thảo về cơ sở pháp lý cho đào tạo - phát triển nghề làm đẹp; hợp tác với RAPPORHAIR về xây dựng quy chuẩn nghề tóc và điều kiện hoạt động của Salon tóc nhằm tiếp cân công nghệ mới và chuẩn hóa.- Tổ chức tiếp và làm việc với một số đoàn khách quốc tế: Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc...về điều kiện làm việc trong ngành dệt – may, quản trị doanh nghiệp, quản trị nhà trường…Công tác tổ chức và phát triển Hiệp hội-  Kiện toàn cơ cấu tổ chức nhân sự Hội đào tạo và phát triển nghề làm đẹp: bầu 4 Ủy viên Ban Chấp hành giữ chức Phó chủ tịch Hội; thành lập:  Ban thường trực; Ban Ban Kiểm tra và 8 Ban chuyên môn (Ban NAIL, Ban thiết kế tạo mẫu tóc, Ban Da-spa, Ban Phun thêu thẩm mỹ, Ban Hợp tác quốc tế và Ban truyền thông - tổ chức sự kiện).-  Phát triển hội viên: Tuyên truyền và kết nạp thêm 197 hội viên mới của Hội Dào tạo và phát triển nghề làm đẹp.- Thực hiện chế độ báo cáo với các cơ quan liên quan:  Báo cáo kết quả kế hoạch năm 2017 của Hiệp hội gửi Bộ Nội vụ và Bộ LĐTBXH; Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Nội vụ về tình hình tổ chức, hoạt động, tiếp nhận viện trợ của Hiệp hội từ năm 2010 đến nay; Báo cáo tình hình hoạt động Đối ngoại của Hiệp hội theo quy định của Ban đối ngoại Trung ương.NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2018Công tác truyền thông- Nâng cao chất lượng, hiệu quả, tăng cường hàm lượng chuyên môn, thực hiện các chuyên đề sâu về GDNN, việc làm, BHXH, CTXH, ATLĐ, ASXH...trên tạp chí “Nghề nghiệp & Cuộc sống”;- Triển khai nội dung Quảng bá hình ảnh GDNN theo thoả thuận hợp tác giữa Hiệp hội và “Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt nam”.- Xây dựng Website của Hiệp Hội nhằm tăng cường các kênh thông tin, đáp ứng nhu cầu của Hội viên.Tham gia xây dựng, hoàn thiện văn bản pháp luật, cơ chế chính sách Đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp  Tiếp tục vận động Hội viên tham gia tư vấn, đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật triển khai Luật GDNN như: Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN, đề án Đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2025 và định hướng đến 2030, triển khai chương trình mục tiêu về GDNN, triển khai thực hiện cơ chế tự chủ và trách nhiệm giải trình ; đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp; phân luồng, vận động tuyển sinh học nghề, khởi nghiệp; nghiên cứu chế độ, giải pháp dạy nghề  cho những lao động bị chủ sử dụng lao động cắt hợp đồng trước 35 tuổi để giúp họ chuyển đổi nghề…Đối với các lĩnh vực công tác xã hội - Tiếp tục vận động Hội viên tham gia xây dựng, tư vấn, phản biện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách như: Luật Công tác xã hội, Luật ASXH (trong đó chú ý xây dựng và số hoá công tác xác nhận đối tượng), Luật An toàn vệ sinh lao động, …; Tham gia đánh giá chính sách ASXH (theo hướng gắn kết với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo an sinh xã hội, việc làm bền vững; mở rộng diện tham gia và hiệu quả thực hiện chính sách BHXH).- Tham gia triển khai các nội dung liên quan đến CTXH:  Thực hiện Nghị quyết 76/QH-13 về việc đẩy mạnh giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận đa chiều và tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của đối tượng thụ hưởng với sự tham gia của người nghèo; Tham gia xây dựng chính sách phát triển hệ thống trợ giúp xã hội, hình thành hệ thống cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội chuyên nghiệp.”   Tham gia công tác chuyên mônVề lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp- Tổ chức một số hội thảo chuyên đề như: Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt tạo cơ hội cho người lao động học nghề, lập nghiệp; Tự chủ và trách nhiệm giải trình tại cơ sở GDNN,  GDNN với phát triển bền vững, xanh hóa đào tạo nghề …- Vận động Hội viên áp dụng các hình thức, đa dạng, sáng tạo để thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018 (đạt 2.510 000 lượt người).- Triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2018.- Tham gia các khóa tập huấn và hoàn thành xây dựng “Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng và trung cấp” cho 5 nghề được giao.- Vận động Hội viên tham gia Hội giảng nhà giáo GDNN toàn quốc và Thi tay nghề ASEAN.Về lĩnh vực công tác xã hội và các lĩnh vực khác
  1. a) Hoạt động của Hội các trường đào tạo Công tác xã hội
- Tham gia xây dựng kế hoạch phát triển đào tạo CTXH giai đoạn 2017-2020;- Tham gia/ phối hợp với Cục Bảo trợ xã hội tổ chức Hội thảo về Luật CTXH; phối hợp với Cục Trẻ em hội thảo  giải pháp thực hiện các mục tiêu về trẻ em trong chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.- Tư vấn cho Bộ LĐTB&XH hoàn thiện kế hoạch hành động thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (VSDGs).
  1. b) Hoạt động của Hội đào tạo và phát triển nghề làm đẹp Việt Nam
-  Nghiên cứu phát triển tổ chức Hội ở địa phương, cơ sở.-  Chuẩn bị các điều kiện và xây dựng kế hoạch tổ chức hội “Thi kỹ năng nghề làm đẹp toàn quốc lần thứ II” (dự kiến vào năm 2019).
  1. c) Tiếp tục phối hợp với Cục an toàn lao động triển khai các hoạt động năm 2018; Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức 03 lớp tập huấn về BHXH, BHYT, BHTN cho HSSV các trường cao đẳng, trung cấp. Phối hợp với Cục Quản lý lao động ngoài nước triển khai hoạt động truyền thông, nhất là đối với các hội viên ở vùng sâu.
Hoạt động nghiên cứu khoa học     - Hoàn thành, bảo vệ đề tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2018: “Nghiên cứu các giải pháp hợp tác công tư hiệu quả trong GDNN ở Việt Nam”.- Tham gia đấu thầu thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2019.Hoạt động hợp tác quốc tế  - Triển khai Chương trình hợp tác giai đoạn 2018 – 2020 giữa Hiệp hội với DA “Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”.- Triển khai thực hiện một số nội dung đã thoả thuận với dự án “Phát triển đào tạo Công tác xã hội Việt Nam” và Tập đoàn RAPPORHAIR Group - Nhật Bản…- Tiếp tục đàm phán với các nhà tài trợ về việc thực hiện hợp tác giai đoạn 2 của Dự án “Phát triển đào tạo Công tác xã hội Việt Nam”.-Thảo luận với UNICEF, CFSI về việc hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng một số chuyên đề đào tạo chuyên sâu về CTXH với trẻ em và đánh giá chương trình đào tạo CTXH bậc Cao đẳng, Đại học và Thạc sỹ về CTXH theo QĐ 32/2010/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ.Công tác tổ chức và phát triển hội viên-  Đổi mới hoạt động hiệp hội: Tăng cường cung cấp thông tin đến các Hội viên thông qua các hình thức tạp chí, Website…- Vận động, tuyên truyền phát triển các hội địa phương và hội viên mới.- Tiếp tục kiện toàn tổ chức của Hội, chức năng, nhiệm vụ của các ban chuyên môn.- Tổ chức tốt việc đánh giá, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích. 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.06382 sec| 678.086 kb