Tôn vinh nhà giáo tiêu biểu, cơ sở đào tạo nghề làm đẹp xuất sắc

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Hội Đào tạo – Phát triển nghề làm đẹp Việt Nam đã tổ chức lễ tôn vinh nhà giáo tiêu biểu, cơ sở đào tạo nghề làm đẹp xuất sắc; kết nạp hội viên mới và tri ân doanh nghiệp đồng hành cùng công tác của Hội. 25 nhà giáo tiêu biểu, 8 cơ sở đào tạo nghề làm đẹp xuất sắc đã được chủ tịch Hiệp hội tặng bằng khen, được tôn vinh tại buổi lễ này.

Phát biểu khai mạc sự kiện, PGS. TS Cao Văn Sâm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề Công tác xã hội Việt Nam, Chủ tịch Hội Đào tạo – Phát triển nghề làm đẹp cho biết, hiện nay Hội có trên 700 hội viên, có văn phòng, các ban chuyên môn, một số hội, chi hội trực thuộc; việc phát triển hội viên tăng nhanh, trong năm đã có trên 400 hội viên gia mới. Qui mô đào tạo tăng so với năm trước lên hàng nghìn học viên, trong đó chủ yếu là  nữ, tỷ lệ có việc làm trên 95%.

Tôn vinh nhà giáo tiêu biểu, cơ sở đào tạo nghề làm đẹp xuất sắcPGS. TS Cao Văn Sâm phát biểu khai mạc.

Trong thời gian qua, với sự nỗ lực, tâm huyết, chủ động, sáng tạo của các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, viên chức đào tạo nghề làm đẹp trên toàn quốc đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách của một nghề mới chưa có tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, nhiều khâu chưa được chuẩn hóa, nhưng đã đạt được những thành tích đáng khích lệ trong phát triển chương trình, đặc biệt chương trình đào tạo ngắn hạn, chú trọng cải thiện các yếu tố có ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo, từng bước chuẩn hóa  đội nhà giáo, cán bộ quản lý.

Rất đông Hội viên đã có mặt, tham dự Lễ tôn vinh

Năm 2018, Hội tham gia kỳ thi tay nghề quốc gia đạt 1 huy chương bạc, 2 huy chương đồng, xếp thứ 17 trên 53 tỉnh thành phố tham dự; vào tháng 9 vừa qua hội đã cử đoàn tham gia  kỳ thi tay nghề Asean tổ chức tại Thái Lan , tiền đề cho các kỳ thi tay nghề  khu vực lần sau đạt kết quả cao hơn, để có cơ hội tham gia các kỳ thi tay nghề thế giới, khẳng định vị thế và khả năng hội nhập của Hội.

Với trách nhiệm: Tập hợp, đoàn kết, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên; Phối hợp, đoàn kết hội viên vì sự nghiệp xây dựng và phát triển nghề làm đẹp; Động viên khuyến khích hội viên chấp hành pháp luật, nâng cao nhận thức, nghiên cứu, đề xuất chính sách, các giải pháp và giải quyết các vướng mắc trong lĩnh vực đào tạo – phát triển nghề làm đẹp, hỗ trợ tạo điều kiện cho cho các hội viên phát triển bình đẳng theo qui định của pháp luật, Hội đã triển khai nhiều hoạt động như: tư vấn, phản biện và giám định xã hội về đào tạo, phát triển nghề làm đẹp. Tham gia và vận động hội viên góp ý xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan; triển khai thực hiện luật Giáo dục nghề nghiệp, luât y tế, luật doanh nghiệp… Tăng cường nghiên cứu khoa học, tham gia xây dựng chuẩn đầu ra nghề: chăm sóc sắc đẹp; nghiên cứu xây dựng từng lĩnh vực chuyên môn; nghiên cứu, áp dụng các mô hình chuẩn salon tóc của nhật Bản. Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế như hội làm đẹp, các tổ chức có liên quan của Nhật bản, Hàn quốc, Thái lan, Đài loan, Mỹ, Ý, ILO,GIZ…; Tổ chức nhiều hội thảo khoa học Quốc tế, hội thảo chuyên môn. Cử nhiều đoàn đi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài; Công tác truyền thông được chú trọng; hoạt động xã hội thiết thực, ý nghĩa.

PGS. TS Cao Văn Sâm tặng Bằng khen cho các nhà giáo ưu tú

Trong lĩnh vực đào tạo – Phát triển, nghề làm đẹp chú trọng cả 3 khâu: Đào tạo phát triển nhân lực, tổ chức hoạt động dich vụ, phát triển các hạng mục phụ trợ như thiết bị, sản phẩm làm đẹp.

Nhân dịp 20/11, Chủ tịch Hội Cao Văn Sâm đã biểu dương những cống hiến to lớn cho sự nghiệp đào tạo – phát triển nghề làm đẹp của các thầy giáo, cô giáo, công chức, viên chức, hội viên trên toàn quốc. Ông bày tỏ sự tin tưởng rằng mỗi thầy giáo, cô giáo, cán bộ, viên chức tại các cơ sở đào tạo là thành viên của Hội sẽ tiếp tục không ngừng rèn luyện, giữ vững phẩm chất và nâng cao năng lực, ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xứng đáng là tấm gương sáng cho các thế hệ học viên noi theo.

25 nhà giáo tiêu biểu, 8 cơ sở đào tạo nghề làm đẹp xuất sắc được tôn vinh nhân ngày 20/11

Có mặt tại Lễ tôn vinh, nhiều nhà giáo đã không giấu được xúc động, bà Đỗ Thị Diệu Hoa cho biết, bà đã có 21 năm trong nghề tạo mẫu tóc và chăm sóc sắc đẹp, tham gia vào các quá trình xây dựng mã ngành, mã nghề và là một trong những người sáng lập sân chơi cho cộng đồng làm đẹp. Bà rất kỳ vọng về nghề chăm sóc sắc đẹp và muốn truyền lửa đến các học viên của mình. Theo bà là nghề này cần có cái tâm “ăn ở có phước thì mặc sức mà ăn”. Chia sẻ về nghề, bà Hoa cho hay, cần chuẩn hóa ngay từ đầu, bở trên thực tế chúng ta đang đào tạo ngược, nhiều người mở tiệm rồi mới đi học…

Bà Phạm Thị Lệ, Phó trưởng khoa chăm sóc sắc đẹp, Trường Trung cấp Y dược Thăng Long thì không giấu nổi xúc động và tự hào về công việc mình đã gắn bỏ suốt 28 năm qua.

Nói về định hướng năm 2019, ông Cao Văn Sâm cho biết, Hội Đào tạo – Phát triển nghề làm đẹp sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo – Phát triển nghề làm đẹp theo hướng dần chuẩn hóa đáp ứng nhu cầu trong nước đòi hỏi ngày càng cao và hội nhập. Muốn vậy, phải triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, toàn diện hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao năng lực, đặc biệt là năng lực quản trị ở từng cơ sở, tạo cho hệ thống hợp lý, đủ mạnh. Gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp từng khâu trong quá trình đào tạo. Tập trung đào tạo đội ngũ nhà giáo chất lượng có chuyên môn cao, có kỹ năng, có năng lực sư phạm, áp dụng thành thạo phương pháp đào tạo theo năng lực thực hiện,với thông điệp “Đổi mới phương pháp sư phạm, nâng cao chất lượng đào tạo - Phát triển nghề làm đẹp”, tăng tỷ lệ nhà giáo có khả năng dạy tích hợp; Tổ chức thành công kỳ thi tay nghề làm đẹp toàn quốc năm 2019.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.06658 sec| 662.313 kb