Triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm

Với việc triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội đã góp phần tạo nhiều việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động.

Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Qua đó, tạo nhiều việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động, góp phần giảm nghèo; khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống; tạo cơ hội cho nhóm lao động yếu thế có cơ hội vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo và tự tạo việc làm cho bản thân, tự tin vươn lên hòa nhập với cộng đồng.

Trong năm 2020, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 180.578 lao động (đạt 116% kế hoạch). Trong đó, tạo việc làm cho 42.100 lao động từ xét duyệt hộ gia đình vay vốn từ nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn Thành phố với số tiền là 1.850 tỷ đồng; có 2.571 người lao động được đưa đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, chủ yếu là thị trường Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.

[caption id="attachment_17977" align="aligncenter" width="891"]Triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm Ứng viên tham gia tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Đông Anh năm 2020[/caption]

Thành phố đã giải quyết việc làm cho 7.400 lao động qua hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg; giải quyết việc làm cho 13.930 lao động thông qua hệ thống sàn giao dịch việc làm. Tự tạo việc làm và theo báo cáo kết quả tư vấn, giới thiệu việc làm của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm trên địa bàn Thành phố 114.577 lao động. Với việc triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm còn 3,22%.

Năm qua, Thành phố cũng đã tổ chức được 176 phiên giao dịch việc làm, trong đó, số đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 6.595 lượt; số chỉ tiêu tuyển dụng 82.112 chỉ tiêu; số lao động được tư vấn, cung cấp thông tin thị trường lao động 28.119 lượt; Số lao động tham gia kết nối, phỏng vấn 36.970 lượt; số lao động được tuyến dụng 13.930 người.

Các đơn vị có hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố đã tuyển sinh được 215.382 người, đạt 102,6%. Trong đó, trình độ cao đẳng 23.762 người, trình độ trung cấp 26.477 người, trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng 165.143 người. Tính riêng 21 trường công lập thuộc Thành phố, các trường đã tuyển sinh được 25.252 người, trong đó, trình độ Cao đẳng là 6.632 người; trình độ Trung cấp là 8.483 người; trình độ Sơ cấp và dưới 3 tháng 10.137 người.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo của thành phố Hà Nội năm 2020 đạt 70,25%. Công tác đào tạo gắn với doanh nghiệp đã được triển khai tích cực, trong năm đã có hơn 800 doanh nghiệp họp tác với các sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố về việc tiếp nhận học sinh, sinh viên đến thực hành, thực tập tại doanh nghiệp; Doanh nghiệp tham gia xây dựng chỉnh sửa chương trình, giáo trình ở các hệ đào tạo cao đẳng, trung cấp, sơ cấp; tham gia vào giảng dạy, đặc biệt các doanh nghiệp đã tuyển dụng các sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp.

100% các đơn vị thực hiện đào tạo gắn với doanh nghiệp và hầu hết học sinh ra trường có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt tỷ lệ 90%. Nhiều ngành nghề khi học sinh, sinh viên ra trường được doanh nghiệp tuyển dụng 100% như nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, nghề Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử với mức lương khởi điểm là 6-8 triệu đồng/tháng.

Trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong năm 2020, các huyện và thị xã Sơn Tây đã đào tạo nghề cho 13.100 lao động nông thôn, trong đó nghề nông nghiệp 8.322 lao động; Nghề phi nông nghiệp 4.778 lao động. Phối hợp tổ chức đào tạo được 269 lớp với 9.259 người, đạt 70,7% so với kế hoạch.

Năm 2021, Thành phố phấn đấu giải quyết việc làm cho 160.000 lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống dưới 4%; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 71,5%. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Thành phố sẽ triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp chủ yếu như: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm; tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động

Cạnh đó, nâng cao hiệu quả hoạt động vay vốn giải quyết việc làm từ nguồn ngân sách Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tổ chức tập huấn các văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động, Luật Việc làm, Luật An toàn, vệ sinh lao động...

Thành phố cũng sẽ triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động của cổng thông tin dịch vụ việc làm Việt Nam (Esip) trên địa bàn thành phố Hà Nội để hỗ trợ giao dịch việc làm trực tuyến giữa doanh nghiệp và người lao động; tạo lập cơ sở dữ liệu về thị trường lao động thống nhất trên toàn quốc; làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách điều tiết thị trường lao động của Chính phủ.

Đồng thời, đẩy mạnh triển khai và đa dạng hóa các dịch vụ cung ứng nhân lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Cập nhật và nắm bắt đầy đủ tình hình biến động về lao động tại các doanh nghiệp để đưa ra các biện pháp hỗ trợ kịp thời, gắn kết hoạt động thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp với giao dịch việc làm nhằm nhanh chóng đưa người lao động quay trở lại thị trường lao động.

Theo Laodongthudo.vn

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.06551 sec| 662.336 kb