Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II: Cơ chế tự chủ đã phát huy hiệu quả

Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II là một trong ba đơn vị tiên phong thực hiện “tự chủ”, theo Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 4/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập.

[caption id="attachment_12737" align="aligncenter" width="600"]Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II: Cơ chế tự chủ đã phát huy hiệu quả TS. Nguyễn Thị Hằng - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II phát biểu tại Hội nghị[/caption]

Sau 3 năm thực hiện công tác tuyển sinh của Trường đã phát huy hiệu quả, giữ ổn định trình độ hệ trung cấp, cao đẳng, hệ đào tạo sơ cấp - đào tạo thường xuyên vượt chỉ tiêu so với khi chưa tự chủ. Thu nhập, đời sống của cán bộ viên chức (CBVC), giáo viên và người lao động (NLĐ) tăng cao hơn so với trước khi tự chủ, tạo động lực làm việc tự giác, tích cực lao động sáng tạo, gắn bó lâu dài với trường.

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II (theo Quyết định 538/QĐ-TTg), Trường đã triển khai thực hiện đến toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh sinh viên (HSSV): Thí điểm tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gắn với đào tạo; tổ chức bộ máy, nhân sự; tài chính và các quyền, nghĩa vụ khác quy định. Trường đã đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị, ổn định đơn vị, các chủ trương, chính sách về lãnh đạo, điều hành đơn vị được đổi mới, công khai từ Ban chấp hành Đảng bộ, Hội đồng trường và Ban giám hiệu. Qua đó đã tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao của tập thể nhà trường.

Đổi mới công tác đào tạo để thành công

Về đào tạo: Trước khi tự chủ việc thực hiện giảng dạy theo nội dung chương trình là sự tuân thủ tuyệt đối, không có tư duy sáng tạo và không gắn nội dung chương trình đào tạo với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Qua đó, công tác tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng, việc tuyển sinh đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng thường xuyên kết quả đạt thấp.

Khi thực hiện tự chủ, chương trình đào tạo của trường được đổi mới đáp ứng nhu cầu người học và doanh nghiệp tuyển dụng lao động, kết quả đạt được năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, 2016 công tác tuyển sinh hệ cao đẳng được 1.103 SV,  Trung cấp 465 HS,  sơ cấp, thường xuyên 2.041 học viên. Năm 2017 tuyển sinh hệ cao đẳng đạt được 1.053 SV; Trung cấp 1.746 HS; sơ cấp, thường xuyên 3.602 học viên. Năm 2018, tuyển sinh cao đẳng được 1.035 SV; Trung cấp 777 HS; sơ cấp, thường xuyên 6.413 học viên. Tổng số tuyển sinh trong giai đoạn tự chủ tính đến năm 2018 như sau: Hệ Cao đẳng là: 3.191 SV,  Trung cấp: 2.988 HS,  Sơ cấp, thường xuyên: 12.056 học viên. Thống kê, trong ba năm tự chủ mặc dù học phí được tăng lên gấp 2 lần so với chưa tự chủ nhưng tuyển sinh hệ trung cấp và cao đẳng của Trường vẫn ổn định, đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh. Đối với kết quả tuyển sinh trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên vượt hơn trước khi tự chủ là 52%/năm. Tính đến tháng 8/2018 Trường có 22.498 HSSVđang theo học hệ cao đẳng, trung cấp và giáo dục thường xuyên. Trong ba năm cũng có 14.013 HSSV tốt nghiệp (trong đó, hệ Cao đẳng là 2.858 em, đạt tỷ lệ hơn 96%; Trung cấp  275 em đạt tỷ lệ gần 82%; Sơ cấp 284 đạt tỷ lệ 100%,… Tỷ lệ SVHS sau khi tốt nghiệp có việc làm đạt 92%, 7% HSSV tự tạo việc làm.

[caption id="attachment_12738" align="aligncenter" width="600"]Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II: Cơ chế tự chủ đã phát huy hiệu quả TS. Nguyễn Thị Hằng - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II ký kết hợp tác đào tạo với các đơn vị, doanh nghiệp.[/caption]

Nhận thức được “Đào tạo liên kết giữa trường và doanh nghiệp” là vấn đề “sống còn” Nhà trường đã có hướng phát triển với phương châm “Trường và doanh nghiệp là hai thành tố của thị trường lao động (trước khi tự chủ nhiệm vụ này không được thực hiện thường xuyên, không gắn kết doanh nghiệp). Theo đó, Nhà trường đã chuyển đổi 26 nghề đào tạo theo mô hình đào tạo gắn với doanh nghiệp, tập trung đào tạo bồi dưỡng, thường xuyên và đào tạo chất lượng cao. Chuyển 40% modul, môn học của chương trình đào tạo xuống doanh nghiệp đào tạo; Ký các hợp đồng đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp. hiện Nhà trường đã cam với HSSV, người học 100% có việc làm sau khi tốt nghiệp.

Đạt được kết quả đó, Nhà trường đã thực hiện cấu trúc lại toàn bộ 26 chương trình đào tạo theo mô đun kỹ năng nghề. Chương trình đào tạo được xây dựng mới với sự thẩm định của hội đồng khoa học và tư vấn của các doanh nghiệp. Trường đã cụ thể hóa chương trình đào tạo bằng Quyết định số 298/QĐ- CĐ KN II gồm: 24 chương trình hệ cao đẳng, 21 chương trình cao đẳng liên thông từ trung cấp, 24 chương trình trung cấp. Đồng thời, Trường còn ban hành Quyết định số 315/QĐ-CĐKN II gồm: 20 chương trình hệ cao đẳng, 15 chương trình cao đẳng liên thông từ trung cấp; 15 chương trình trung cấp. 34 chương trình đào tạo sơ cấp. Nhà trường đã xây dựng và bổ sung, điều chỉnh, thẩm định và đã công bố công khai cho người học và xã hội: 26 chuẩn đầu vào, 26 chuẩn đầu ra của 26 chương trình dạy nghề.

Bên cạnh đó, Trường cũng cho cơ cấu lại bộ máy nhân sự phù hợp với hoạt động đổi mới. Trước khi tự chủ Nhà trường có 7 phòng, 9 khoa với hơn 170 cán bộ viên chức (CBVC), giáo viên và NLĐ. Sau khi rà soát, tái cấu trúc lại bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả Trường còn 5 phòng, 7 khoa với số lượng CBVC, giáo viên và NLĐ là 102 người, tinh giảm biên chế gần 68 người.

Thực hiện xã  hội hóa cơ sở vật chất

 Trong ba năm, Trường đã từng bước xã hội hóa cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo mô hình đáp ứng với nhu cầu người học và doanh nghiệp tuyển dụng. Hiện Trường có tổng diện tích mặt bằng 30.425m2 (diện tích xây dựng hơn 16.320m2, trong đó có 20 phòng học lý thuyết với diện tích 5.000m2; 47 phòng, xưởng thực hành với diện tích 10.000m2; 01 tòa nhà thí nghiệm nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ với diện tích 10.000m2; 01 phòng thư viện, 01 ký túc xá đáp ứng cho 560 HSSV nội trú,... và 01 khu hành chính, hiệu bộ với tổng diện tích 1000m2. Sau khi tự chủ, toàn bộ 20 lớp học, xưởng thực tập được trang bị hệ thống làm mát, máy lạnh; 16 xưởng thực hành và 100% khu vực nhà hành chính được gắn hệ thống camera. Mới đây, Trường đã đầu tư nâng cấp 3 xưởng thực tập đúng chuẩn theo mô hình của Đức. Qua đó, thương hiệu của Trường được không ngừng được lan tỏa đến HSSV và cộng đồng.

[caption id="attachment_12739" align="aligncenter" width="600"]Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II: Cơ chế tự chủ đã phát huy hiệu quả TS. Nguyễn Thị Hằng trao bằng tốt nghiệp cho các sinh viên tại lễ tốt nghiệp[/caption]

Ngoài chú trọng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế cũng được Trường đặc biệt quan tâm. Sau ba năm đổi mới số lượng đề tài khoa học (ĐTKH), các dự án, bài báo KH tăng mạnh so với khi chưa tự chủ. Triển khai quản lý thực hiện hiện 03 đề tài ĐTKH cấp bộ, 7 ĐTKH và công nghệ cấp trường và 20 sáng kiến cải tiến kỹ thuật; 18 bài báo, bài viết đăng trên tạp chí KH; có 2 bài báo được đăng trên kỷ yếu hội thảo quốc tế,…  Trường tiếp tục duy trì và phát triển các mối quan hệ hợp tác quốc tế với Tổ chức JICA - Nhật Bản, Dự án GIZ – Đức, Dự án Aus4skill – Úc,.. Triển khai chương trình hợp tác Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam và Bộ LĐ-PL&XH Lào đào tạo 15 học viên cán bộ Lào về bảo hộ lao động; Triển khai đào tạo thí điểm các chương trình ứng dụng phần mềm (tiêu chuẩn Úc), nghề xử lý nước thải công nghiệp (tiêu chuẩn Đức); Hợp tác với Trường ĐH Nam Đài (Đài Loan- Trung Quốc) đưa 03 SV tham gia chương trình du học quốc tế ngành tự động hóa công nghiệp.

Sau ba năm tự chủ công tác tài chính được đổi mới rõ nét, “thu nhập” của CBVC, giáo viên và NLĐ được gắn với năng suất lao động. Cơ chế “khoán” đã được nhiều đơn vị trong trường đăng ký thực hiện. Chế độ thưởng-phạt được nghiêm khắc thực hiện và công khai minh bạch. Tăng cường nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ gắn kết với đào tạo: Thu đúng - Thu đủ - Thu kịp thời (khi chưa thực hiện tự chủ thì thái độ và kỹ năng này còn rất hạn chế). Qua đó, thu nhập của CBVC, giáo viên và NLĐ tăng hơn so với trước khi tự chủ, người cao nhất đạt hơn 40 triệu đồng/tháng; người có thu nhập thấp nhất cũng trên 8 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, Nguồn thu dịch vụ đào tạo mỗi năm tăng hơn 30%/năm; tiết kiệm cho ngân sách nhà nước mỗi năm hơn 19 tỷ đồng, trong ba năm là 57 tỷ đồng.

Với những nỗ lực đó, trong những năm qua, Trường luôn được các Bộ, ban ngành của Trung ương và Ủy ban nhân dân TPHCM ghi nhận, đánh giá cao, đồng thời trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Năm 2016: UBND Quận 9 công nhận trường đạt chuẩn văn hóa (giai đoạn 2013 – 2015), đồng thời cũng công nhận ký túc xá  của Trường đạt chuẩn văn hóa (giai đoạn từ 2013 - 2015”; Năm 2017, Nhà trường được Bộ LĐ-TB&XH tặng Bằng khen cho các tập thể và cá nhân vì đã  có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục nghề nghiệp. Đặc biệt, năm 2018 Nhà trường đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen do đã có thành tích trong thực hiện đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động tự chủ từ năm 2016 đến 2018, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.

TS. Nguyễn Thị Hằng

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.51768 sec| 665.102 kb