Trường nghề liên kết quốc tế và hợp tác với doanh nghiệp: Giải “bài toán kép” chất lượng đào tạo và việc làm

 Việc đẩy mạnh hợp tác cùng doanh nghiệp, liên kết đào tạo với nước ngoài và sẵn sàng cam kết sinh viên có việc làm ngay khi tốt nghiệp khiến nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp thu hút được nguồn sinh viên tốt, chất lượng đào tạo tăng rõ rệt và sinh viên ra trường cũng được doanh nghiệp đánh giá cao. Đi tắt đón đầuĐây là xu hướng tất yếu của các trường nghề, tư duy mở của những lãnh đạo ở nhiều trường nghề có quyết sách và cơ chế đào tạo theo chiều sâu, mục tiêu sinh viên tốt nghiệp đến đâu có việc làm ngay đến đó; dám cam kết bồi thường học phí nếu sinh viên tốt nghiệp không có việc làm.Với định hướng ấy, nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã ký kết chương trình đào tạo với các nhà trường, tổ chức, doanh nghiệp của những nước quốc gia có hệ thống giáo dục nghề nghiệp phát triển như: Australia, Newzeland, Đức, Hàn Quốc, Canada…Với mô hình đào tạo này, các em sinh viên được tốt nghiệp và đánh giá kỹ năng theo tiêu chuẩn quốc tế và đủ tiêu chuẩn hòa nhập với thị trường lao động thế giới.

Trường nghề liên kết quốc tế và hợp tác với doanh nghiệp: Giải “bài toán kép” chất lượng đào tạo và việc làmẢnh: Hiệu trưởng CĐN Công nghệ cao Hà Nội Phạm Xuân Khánh ký kết hợp tác với đối tác từ Newzealand

Bên cạnh chương trình liên kết quốc tế, nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng đẩy mạnh việc phối hợp đào tạo cùng với doanh nghiệp với triết lý “win – win” với sự ủng hộ cao từ hệ thống doanh nghiệp. Việc liên kết đào tạo được thực hiện chặt chẽ, khi sinh viên thực hành tại doanh nghiệp đảm bảo đúng ngành nghề mà mỗi sinh viên lựa chọn…Chia sẻ về điều này, Tiến sĩ Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội (HCEM) cho biết: Đào tạo nghề là lĩnh vực gian nan, nhà trường không chạy đua về số lượng sinh viên, mà chú trọng đến chất lượng sinh viên để xây dựng thương hiệu chắc, chuẩn…Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội sở dĩ có nguồn tuyển tốt cũng từ hướng đi đó, hơn nữa nhà trường những năm qua kết nối với hơn 70 trường THPT trong cả nước để tự tìm kiếm nguồn tuyển để làm công tác truyền thông trực tiếp. Quan niệm về giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh CMCN 4.0 phải là nguồn nhân lực có trị tuệ. Điển hình như nghề: Robot di động, Cơ điện tử, thiết kế và phát triển trang web, nghề lắp đặt điện…, là những nghề thế mạnh tại các các kỳ thi quốc tế.Bên cạnh đó, theo Hiệu trưởng Đổng Văn Ngọc: “Hợp tác quốc tế là cách tiếp cận đào tạo chất lượng cao, cấp độ quốc tế là phương châm đi tắt đón đầu của HCEM. Chúng tôi học hỏi mô hình đào tạo từ các nước phát triển ở lĩnh vực này như Hàn Quốc, Nhật Bản…Đất nước họ rất coi trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, họ nuôi dưỡng những tài năng, những chuyên gia giỏi…Việc đào tạo ra 1- 2 sinh viên là những thí sinh đi thi giành giải quốc tế, chúng tôi không coi đó là thương hiệu. Điều chúng tôi quan tâm chính là học được những kinh nghiệm từ quốc tế, để đào tạo ra những nguồn lực nòng cốt của đất nước. Chúng ta cần có cách tiếp cận và hiểu rằng, mỗi một quốc gia có những chuyên gia giỏi ở ngành nghề nào đó, đồng nghĩa với ngành đó phát triển. Chúng tôi muốn đưa điều này vào học đại trà để học được những kinh nghiệm của quốc tế, có thể có những vấp ngã để có bài học mới cho nhà trường phát triển”.Vừa qua, Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội đã làm việc với 3 trường đối tác tại Australia. Theo đó, tới đây giảng viên của nhà trường sẽ được đào tạo theo tiêu chuẩn Australia, sinh viên của HCEM được du học Australia theo mô hình 2 + 1 (2 năm tại trường và 1 năm tại Australia) cấp Bằng Tốt nghiệp song song (Bằng do HCEM cấp và Bằng do trường Australia cấp). Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tìm kiếm học bổng và học liên thông lên Đại học tại Australia.Chất lượng đầu vào ngày càng caoTương tự, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội mới đây đã khai giảng lớp Tiếng Anh IELTS cho hơn 20 sinh viên theo chương trình du học Newzealand.  Theo đó, sinh viên của trường sẽ có cơ hội học tập, làm việc tại Newzealand và nhận bằng tốt nghiệp do Chính Phủ Newzeland cấp. Cùng đó, nhà trường cũng hợp tác với Trường Đại học JUNGWON (Hàn Quốc) để mở các nghề mới theo nhu cầu của thị trường lao động. Đó cũng là cơ hội cho những học sinh, sinh viên quan tâm và có mong muốn học tập và lao động tại nước ngoài. Thầy Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội phấn khởi cho biết: “Thông qua chương trình đào tạo này, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đã tuyển sinh được nhiều sinh viên có điểm đầu vào rất cao từ 22- 23 điểm. Điều này sẽ góp phần thay đổi cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề trong lực lượng lao động hiện nay. Với điểm đầu vào như vậy, các em sẽ đáp ứng được chương trình đào tạo chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế”.Trường nghề liên kết quốc tế và hợp tác với doanh nghiệp: Giải “bài toán kép” chất lượng đào tạo và việc làm

Ảnh: Trường CĐ cơ điện Hà Nội ký kết hợp tác với đối tác quốc tế

Đến với Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, mô hình đào tạo gắn kết 3 trụ cột có sự tương tác, hỗ trợ làm nền tảng cùng phát triển giữa Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (TDC) – doanh nghiệp (Tập đoàn Freesia) – trường đối tác tại Nhật Bản (Trường Cao đẳng Công nghệ Công nghiệp Tokyo – TMCIT) đã có những kết quả tốt đẹp. Mới đây, lãnh đạo Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức đã có ký kết hợp tác quan trọng giữa TDC và TMCIT. Theo đó, TMCIT sẽ hỗ trợ TDC xây dựng chương trình đào tạo, chuyển giao phương pháp, tài liệu giảng dạy, đánh giá giáo trình, bồi dưỡng giảng viên… trong chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin trình độ cao đẳng. Bên cạnh đó, lãnh đạo Nhà trường cũng trao đổi một số nội dung mà Tập đoàn Freesia dự kiến sẽ hỗ trợ cho TDC như: xây dựng chuyển giao chương trình, hỗ trợ kinh phí học tiếng Nhật, hỗ trợ chi phí học tập, đặc biệt, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Nhật Bản đồng hành trong vấn đề tuyển dụng, tạo cơ hội việc làm 100% cho sinh viên hoàn thành chương trình học.Bà Nguyễn Thị Lý, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức cho biết: “Với sự hợp tác này, TDC sẽ có cơ hội tiếp cận với chương trình đào tạo tiên tiến hiện đang được áp dụng hiệu quả tại Nhật Bản, đồng thời có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện các mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng cho các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, Đài Loan và Nhật Bản”.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.07223 sec| 663.156 kb