Ủy ban quốc gia về Trẻ em đề nghị thực hiện các giải pháp phòng, chống bạo lực trẻ em

Ngày 30/11, Ủy ban quốc gia về Trẻ em có công văn số 5079 /UBQGTE gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, thực hiện các giải pháp phòng, chống bạo lực trẻ em.Công văn nêu rõ, trong những ngày qua, tại tỉnh Quảng Bình và tỉnh Nam Định, các vụ bạo lực trẻ em ở trường học đã gây bất bình, bức xúc trong dư luận xã hội.Để thực hiện công tác bảo vệ trẻ em, phòng ngừa trẻ em bị bạo lực, xâm hại, Ủy ban Quốc gia về trẻ em yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ: Có giải pháp phù hợp để thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em, đặc biệt là Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

Ủy ban quốc gia về Trẻ em đề nghị thực hiện các giải pháp phòng, chống bạo lực trẻ emỦy ban quốc gia về Trẻ em yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố tăng cường các giải pháp bảo vệ trẻ em.

Ủy Ban quốc gia về Trẻ em yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục trên địa bàn quán triệt thực hiện nghiêm túc các quy định về quy tắc ứng xử tới cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động, nâng cao đạo đức nhà giáo.Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra nề nếp, kỷ cương trường học; xử lý nghiêm các giáo viên, nhân viên, người lao động có hành vi bạo lực, xâm hại thể chất, tinh thần đối với trẻ em và người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra các vụ việc vi phạm. Thiết lập đầu mối thông tin, thông báo, tố giác các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; chủ động thông báo, phối hợp với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) trong việc tư vấn, can thiệp, hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, xâm hại; xác lập cơ chế phối hợp phòng ngừa, xử lý vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em tại địa phương. Chủ động báo cáo Ủy ban Quốc gia về trẻ em (thông qua cơ quan thường trực là Bộ LĐ-TB&XH về tình hình, những khó khăn, vướng mắc và biện pháp giải quyết trong công tác bảo vệ trẻ em.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.06526 sec| 650.289 kb