Vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm: Kiến nghị điều chỉnh lãi suất bằng lãi suất cho vay hộ cận nghèo

Bên cạnh kiến nghị Chính phủ hàng năm tăng ngân sách nhà nước và các nguồn lực xã hội do nhu cầu vay vốn tạo việc làm ngày càng lớn, trong khi Quỹ mới đáp ứng được 35% nhu cầu, Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đề nghị Chính phủ điều chỉnh lãi suất vay vốn từ Quỹ bằng với lãi suất cho vay hộ cận nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định.  Nợ quá hạn giảm, thủ tục vay nhanhĐánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ Quốc gia về việc làm giai đoạn 2016-2018, Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho biết, đến 9/2018 nguồn vốn cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm đạt gần 5.000 tỷ đồng, doanh số cho vay hàng năm khoảng 2.500-3.000 tỷ đồng, hỗ trợ việc làm cho hơn 300.000 lao động.Nếu tính cả nguồn vốn ủy thác từ địa phương, nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội, tính đến ngày 30/9, tổng nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, cho vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài là 14.599 tỷ đồng.Cũng theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tích cực tổ chức tốt việc thu hồi nợ, thu lại tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay và tại các điểm giao dịch tại xã theo định kỳ hàng tháng đối với tất cả các đối tượng vay vốn. Nhờ đó nguồn vốn được thu hồi kịp thời để cho các đối tượng vay vốn tiếp theo, đồng thời nợ quá hạn không ngừng giảm thấp qua các năm.Còn theo ông Đào Anh Tuấn, Giám đốc Ban Tín dụng Học sinh sinh viên và các đối tượng chính sách khác (NHCSXH) cho biết: Trong thời gian qua, NHCSXH đã tích cực tổ chức triển khai thực hiện cho vay tạo việc làm và cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ Quỹ quốc gia về việc làm, tổ chức tốt việc thu hồi nợ, thu lãi tại NHCSXH nơi cho vay và tại các Điểm giao dịch tại xã theo định kỳ hàng tháng đối với tất cả các đối tượng vay vốn, nhờ đó nguồn vốn được thu hồi để cho các đối tượng vay vốn tiếp theo và nợ quá hạn không ngừng giảm thấp qua các năm. NHCSXH các cấp đã phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp tại địa phương trong suốt quá trình quản lý cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm.Vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm: Kiến nghị điều chỉnh lãi suất bằng lãi suất cho vay hộ cận nghèoẢnh minh họa: Ngân hàng CSXH đang kiến nghị điều chỉnh lãi suất vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm lên tương đương lãi suất cho vay hộ cận nghèo Để tạo điều kiện cho các đối tượng vay vốn gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, khắc phục khó khăn, tiếp tục có vốn để sản xuất, NHCSXH đã thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện tốt công tác xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, đảm bảo việc xử lý nợ bị rủi ro chính xác, kịp thời, đồng thời bổ sung nguồn vốn tạo điều kiện để người vay tiếp tục đầu tư khôi phục sản xuất.Nghị định số 61/2015 đã có sự phân cấp cho cấp cơ sở, theo đó Chủ tịch UBND cấp huyện nơi thực hiện dự án xem xét, phê duyệt đối với dự án thuộc nguồn vốn do UBND cấp tỉnh quản lý hoặc Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt đối với dự án thuộc nguồn vốn do tổ chức thực hiện chương trình quản lý. Do đó, các dự án có mức vay trên 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng không phải trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng Hội, đoàn thể Trung ương phê duyệt, việc đổi mới này đã góp phần rút gắn thời gian phê duyệt các dự án.Hạn chế nguồn lực, lãi suất chưa phù hợpTuy nhiên, bên cạnh những số liệu tích cực, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cũng thừa nhận, hoạt động cho vay vốn từ quỹ vẫn còn những khó khăn. Hoạt động cho vay chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp; đối tượng vay là các cơ sở sản xuất kinh doanh thấp; nguồn vốn cho vay từ quỹ còn hạn chế, mới chỉ đáp ứng 30 - 35% nhu cầu vốn tạo việc làm dẫn tới chất lượng việc làm tạo ra chưa cao.Bên cạnh đó, ông Đào Quang Tuấn cho rằng, một số quy định về cho vay vốn từ Quỹ chưa phù hợp với thực tiễn, nhất là lãi suất cho vay từ quỹ bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo. Trong khi đó, đây không phải là đối tượng ưu tiên dẫn đến tâm lý ỷ lại của các đối tượng nên không khuyến khích họ trả nợ đúng hạn và tạo sự không công bằng với các chương trình tín dụng khác của Ngân hàng Chính sách xã hội.Từ những thực tế như vậy, ông Tào Bằng Huy, Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) cho rằng trong giai đoạn tới khi thị trường lao động ngày càng phát triển, nhu cầu việc làm chất lượng, khởi nghiệp của người lao động ngày càng lớn thì nhu cầu tiếp cận vốn tín dụng các doanh nghiệp nhỏ và vừa, lao động thanh niên… sẽ tạo ra nhiều thách thức hơn đối với hoạt động cho vay vốn hỗ trợ tạo việc làm.Để chương trình trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn, Ngân hàng Chính sách xã hội đề nghị Chính phủ hàng năm tăng cấp bổ sung ngân sách nhà nước, bổ sung nhiều nguồn lực của xã hội (trong nước và ngoài nước) cho Quỹ Quốc gia về việc làm, do nhu cầu vay vốn tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm vì nhu cầu vay vốn tạo việc làm hiện nay rất lớn.Bộ Lao động- Thương binh và xã hội cần nghiên cứu, tham mưu trình Chính phủ xem xét, điều chính lãi suất vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm lên bằng lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định; đồng thời nghiên cứu, tham mưu trình Chính phủ xem xét, quy định: Doanh nghiệp tuyển dụng người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải có tài khoản tại Ngân hàng Chính sách xã hội để người lao động nộp tiền tuyển dụng trả cho doanh nghiệp vào tài khoản mở tại NHCSXH; có biện pháp mạnh để xử lý đối với doanh nghiệp không thực hiện đúng hợp đồng đã ký với với người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Thống kê của NHCSXH, đến ngày 30/9/2018, nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm đạt 14.560 tỷ đồng, tăng 7.631 tỷ đồng so với năm 2015 (trong đó, nguồn vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm là 4.497 tỷ đồng, tăng 64 tỷ đồng so với năm 2015 từ số tiền lãi thu được bổ sung cho Quỹ; nguồn vốn của địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay giải quyết việc làm là 6.285 tỷ đồng, tăng 3.789 tỷ đồng so với năm 2015, nguồn vốn do NHCSXH huy động để cho vay giải quyết việc làm là 3.778 tỷ đồng); Dư nợ cho vay giải quyết việc làm đạt 14.451 tỷ đồng, với gần 476.000 khách hàng còn dư nợ, dư nợ cho vay xuất khẩu lao động đạt 722 tỷ đồng, với trên 15.000 hộ vay còn dư nợ. 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.12101 sec| 663.219 kb