Xây dựng môi trường không rào cản với người khuyết tật trong ASEAN

Trong giai đoạn 2020-2021, khi đảm nhận vai trò Chủ tịch và điều phối của Mạng lưới các chuyên gia về doanh nghiệp hoà nhập cho người khuyết tật trong ASEAN (NIEA), Việt Nam đã lựa chọn chủ đề Thúc đẩy Doanh nghiệp hòa nhập cho người khuyết tật hướng tới một Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng, để cùng các nước thành viên tìm các giải pháp tạo thêm công ăn việc làm, hòa nhập xã hội cho người khuyết tật. 

Với khoảng 100 triệu người khuyết tật, vấn đề việc làm, đào tạo nghề cho người khuyết tật giúp họ ngày càng hòa nhập với cộng đồng cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống đang là một trong những quan tâm ưu tiên của ASEAN.

Tại Cuộc họp lần thứ 4 Mạng lưới các chuyên gia về doanh nghiệp hòa nhập cho người khuyết tật ASEAN diễn ra sáng 22/10 theo hình thức trực tuyến do Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam chủ trì, nhiều giải pháp tạo việc làm cho người khuyết tật đã được các nước thành viên ASEAN chia sẻ.

Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp sử dụng lao động khuyết tật

Báo cáo của các quốc gia tại cuộc họp cho thấy, các nước thành viên ASEAN đều chú trọng tới người khuyết tật, trong đó đặc biệt quan tâm tới vấn đề việc làm, đào tạo nghề và hỗ trợ kinh doanh cho người khuyết tật nhằm giúp họ ngày càng hòa nhập với cộng đồng cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống.

[caption id="" align="aligncenter" width="1024"] Trong giai đoạn 2020-2021, Việt Nam vinh dự đảm nhận vai trò Chủ tịch và điều phối NIEA. Ảnh: Anh Tuấn[/caption]

Ví dụ, Việt Nam đã hình thành một khung pháp lý cơ bản về việc làm đối với lao động là người khuyết tật như: Luật người khuyết tật năm 2010; Bộ luật Lao động năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021); Luật Việc làm năm 2013; Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014; Các Nghị định, Thông tư hướng dẫn chi tiết các nội dung trong các Bộ luật và Luật nói trên.

Đối với việc hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp hòa nhập cho người khuyết tật, hầu hết các nước đều ban hành các chính sách ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật.

 Những ưu đãi đối với doanh nghiệp thường được thể hiện dưới các hình thức như: miễn hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp; ưu đãi tín dụng, vay vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng lao động là người khuyết tật; ưu đãi tiền thuê mặt bằng …

Xây dựng môi trường không rào cản cho người khuyết tật

Theo ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam), ASEAN của chúng ta với hơn 625 triệu người dân, có khoảng 100 triệu người là người khuyết tật.

“Người khuyết tật không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các nước thành viên ASEAN đều phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn về vấn đề tiếp cận bao gồm tiếp cận về y tế, giáo dục, dạy nghề, việc làm, tín dụng…”, ông Hồi thông tin.

[caption id="attachment_17250" align="aligncenter" width="750"]Xây dựng môi trường không rào cản với người khuyết tật trong ASEAN Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: Anh Tuấn[/caption]

Trong bối cảnh đó, việc tăng cường quyền năng và tạo một môi trường không rào cản đối với người khuyết tật là một trong những biện pháp quan trọng của ASEAN nhằm đẩy mạnh vai trò của người khuyết tật trong Cộng đồng.

Trong số những sáng kiến mà ASEAN đưa ra, sáng kiến thành lập Mạng lưới các chuyên gia về doanh nghiệp hòa nhập cho Người khuyết tật thuộc khuôn khổ Kế hoạch công tác chiến lược về Phúc lợi xã hội và Phát triển là rất cần thiết và kịp thời.

Sự ra đời của Mạng lưới góp phần thúc đẩy phát triển hòa nhập và sự tham gia của người khuyết tật cũng như các nhóm dễ bị tổn thương khác trong Cộng đồng ASEAN; hiện thực hóa và thúc đẩy Thập kỷ ASEAN của người khuyết tật; tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế trong thực hiện các quyền của người khuyết tật; và khuyến khích các nước thành viên ASEAN ban hành, thực thi các chính sách, chương trình về hỗ trợ việc làm, kinh doanh hòa nhập cho người khuyết tật.

[caption id="" align="aligncenter" width="1024"] Ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) phát biểu tại Cuộc họp. Ảnh: Anh Tuấn[/caption]

Với gần 30 thành viên, Mạng lưới đã và đang góp phần thúc đẩy và quảng bá về các doanh nghiệp của người khuyết tật với các bên liên quan và công chúng; chia sẻ các thông tin liên quan đến vấn đề người khuyết tật; và đóng góp cho các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của người khuyết tật trong khu vực.

Hướng đến Chủ đề của năm Chủ tịch ASEAN 2020, khi đảm nhận vai trò Chủ tịch và điều phối Mạng lưới các chuyên gia về doanh nghiệp hòa nhập cho Người khuyết tật ASEAN giai đoạn 2020-2021, Việt Nam đã lựa chọn chủ đề Thúc đẩy Doanh nghiệp hòa nhập cho người khuyết tật hướng tới một Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng.

 Trên cơ sở đó, các quốc gia thành viên đã cùng nhau rà soát những luật pháp, chính sách về người khuyết tật, về thúc đẩy doanh nghiệp hòa nhập cho người khuyết tật tại mỗi quốc gia, bàn các giải pháp tạo việc làm việc làm cho người khuyết tật.

Tại cuộc họp, các bên đã thống nhất xây dựng một bản Khuyến nghị chung về Thúc đẩy Doanh nghiệp hòa nhập cho người khuyết tật hướng tới một Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng để gửi lên các quan chức, các Bộ trưởng phụ trách Phúc lợi xã hội và Phát triển ghi nhận.Bản Khuyến nghị sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa sự quan tâm của các cấp trong vấn đề người khuyết tật, đặc biệt là thúc đẩy doanh nghiệp hòa nhập cho người khuyết tật trong tương lai.

Thúy Anh

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.09003 sec| 662.102 kb