Bảo tồn đi đôi với đào tạo ở các làng nghề

Bảo tồn đi đôi với đào tạo ở các làng nghề
Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 mang tới nhiều cơ hội cho làng nghề ở Việt Nam.

Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, cả nước hiện có khoảng hơn 5.400 làng nghề, số lượng làng nghề ở miền Bắc chiếm gần 40%, tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng với khoảng 1.500 làng, trong đó khoảng 300 làng đã được công nhận là làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, trong số các làng nghề còn đang hoạt động hiện nay, bao nhiêu làng nghề đang phát triển, bao nhiêu làng nghề chỉ duy trì như một kiểu “làm cho có việc làm và để giữ lại nghề của tổ phụ” như cách nói của nhiều nghệ nhân ở làng nghề hiện nay?

Phải thừa nhận rằng, nhiều năm gần đây, một số làng nghề truyển thống đã vực dậy và phát triển sau một thời gian dài èo uột. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình mỗi làng một sản phẩm (OCOP), sản phẩm từ các làng nghề phong phú hơn và đã tạo ra nét riêng biệt, độc đáo mang sắc thái đặc trưng của từng vùng, miền, địa phương. Nhiều sản phẩm của làng nghề đã có thương hiệu đứng vững trên thị trường. Song, nói là vậy, nhưng mỗi khi đề cập tới việc đào tạo lao động cho các làng nghề, thì các nghệ nhân đều đưa ra một nhận định giống nhau: “bất cập của làng nghề là chưa có căn cơ về đào tạo”.

Bảo tồn đi đôi với đào tạo ở các làng nghề

Nghệ Nhân Huỳnh Sướng, con trai Nghệ nhân Huỳnh Ri.

Ngay như một làng nghề có truyền thồng lâu đời và đang phát triển hiên nay là làng nghề gốm Bát Tràng cũng chưa có được một trung tâm đào tạo nghề bài bản. Chủ yếu vẫn chỉ là đào tạo truyền khẩu. Do vậy, Bát Tràng luôn thiếu những lao động có tay nghề cao. Như lời ông Nguyễn Quý Sơn, Chủ nhiệm CLB Gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng, Gia Lâm Hà Nội, thì Bát Tràng đến nay vẫn chưa có một trung tâm đào tạo nghề chính qui nào. Ngay bản thân ông Sơn cũng đã nhiều lần đề cập với địa phương về việc mở trung tâm đào tạo nghề để có được những lao động có tay nghề cao. Được biết hiện nay, chính quyền địa phương đang xây dựng đề án thành lập một trung tâm đào tạo nghề gốm sứ Bát Tràng nhằm tạo ra đội ngũ lao động tay nghề cao. Có như vậy mới có thể đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp.  Nhưng đó cũng mới chỉ là đề án.

Trong một lần tới hội chợ làng nghề, ngoài những sản phẩm gia dụng như đồ gốm, mây tren đan, hàng thêu ren…, tôi đã bị hút mắt vào một gian hàng tò he với thương hiệu “Tò He Việt”. Cũng vẫn những con giống được nặn từ loại bột đặc biệt, nhưng những con tò he của Tò He Việt thật tinh tế, mỹ thuật và rất mang hồn cốt Việt Nam. Những bộ tò he là cả một câu chuyện dân gian như Tấm Cám, Chú Cuội ngồi gốc cây đa…rất đẹp và ấn tượng. Sản phẩm của Tò He Việt với những con giống thông thường cũng đã có giá cao hơn các bàn làm tò he khác, còn với tò he Bộ thì giá từ 500.000đ đến hàng triệu đồng, tùy theo yêu cầu đặt hàng của khách. Và sản phẩm của Tò He Việt được chào đón làm quà tặng cho người Việt Nam ở nước ngoài luôn nhớ về quê hương. Cũng chung hoàn cảnh như những làng nghề khác, làng nghề làm tò he ở thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội cũng chỉ vỏn vẹn trong các hộ dân bằng cách truyền nghề chỉ tay, truyền khẩu.

Bảo tồn đi đôi với đào tạo ở các làng nghề

Tác phẩm Cội Nguồn  của nghệ nhân Huỳnh Ri đoạt giải 3 trong cuộc thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam 2010.

Quyết định 801/QĐ-TTg về việc bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam sẽ là cơ hội mở ra hướng đào tạo một cách bài bản cho các làng nghề. Bở lẽ, trong những mục tiêu cụ thể đến năm 2025, đã đề cập tới việc  phải đảm bảo 80% người lao động trong làng nghề được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản. Đáng chú ý nữa ở mục tiêu phát triển làng nghề, là ít nhất 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm được phân hạng theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.

Như vậy, chủ trương đào tạo nghề cho người lao động tại các làng nghề đã có. Nhưng vẫn đề đầu tư và công tác đào tạo như mở các trung tâm đào tạo không phải là đơn giản. Ngoài việc mời các nghệ nhân, thợ giỏi còn cần có cơ sở vật chất làm sao đảm bảo cho công việc đào tạo theo nghề của mỗi làng nghề không bị “đầu voi, đuôi chuột”.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.07885 sec| 654.156 kb