Bộ luật Lao động (sửa đổi) sẽ được thảo luận tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV

Sáng nay 20/5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV chính thức khai mạc tại Hà Nội. Đây là kỳ họp giữa năm nên theo thông lệ, Quốc hội chủ yếu tập trung phần lớn thời gian cho công tác xây dựng pháp luật. Theo chương trình, tại kỳ họp này Quốc hội sẽ làm việc trong thời gian 20 ngày (không kể ngày nghỉ). Quốc hội họp phiên bế mạc vào ngày 14/6/2019.Một trong những nội dung đáng chú ý trong Kỳ họp thứ 7 là Quốc hội sẽ cho ý kiến về Bộ luật Lao động (sửa đổi).Việc sửa đổi luật nhằm hướng đến mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy thị trường lao động phát triển; giải quyết căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành sau 5 năm áp dụng trên thực tế và tạo khung pháp lý thông thoáng, linh hoạt hơn về tuyển dụng, sử dụng lao động bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam. Dự thảo luật trình Quốc hội xin ý kiến tập trung vào những vấn đề còn ý kiến khác nhau, như: việc mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm giờ tối đa; các phương án điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu; về tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở; về thời gian nghỉ tết âm lịch; về bổ sung ngày nghỉ lễ vào Ngày thương binh, liệt sĩ; về thời gian làm việc của công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.Tại Kỳ họp, Quốc hội cũng sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.Công ước số 98 về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể đã được Hội nghị toàn thể của ILO thông qua ngày 1/7/1949 và đã có 165/187 quốc gia thành viên của ILO tham gia. Việc Việt Nam gia nhập Công ước số 98 có ý nghĩa trên tất cả các mặt chính trị, pháp lý và kinh tế - xã hội, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong hội nhập quốc tế về lao động, xã hội, khẳng định quyết tâm và nỗ lực của Việt Nam trong quá trình thực thi các cam kết liên quan đến lao động trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với trách nhiệm là quốc gia thành viên ILO, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Công ước số 98 có 16 Điều, gồm ba nội dung cơ bản:  bảo vệ người lao động và cán bộ công đoàn trước hành vi phân biệt đối xử chống công đoàn của người sử dụng lao động;  bảo vệ tổ chức của người lao động không bị can thiệp, thao túng bởi người sử dụng lao động;  những biện pháp thúc đẩy thương lượng tập thể tự nguyện, thiện chí.Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.04547 sec| 645.602 kb