Cao đẳng Kỹ Nghệ II: Tự chủ để đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội

Ngày 4/4/2016 với Quyết định số 538/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (nay là trường Cao đẳng Kỹ nghệ II) giai đoạn 2016 – 2019.

Để nhìn lại con đường tự chủ và lộ trình tiếp theo sau 5 năm thí điểm, TS Bùi Văn Hưng – Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II đã chia sẻ về con đường gian truân để đến với thành công.

[caption id="attachment_18187" align="aligncenter" width="650"]Cao đẳng Kỹ Nghệ II: Tự chủ để đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội Cao đẳng Kỹ nghệ II được đánh giá cao sau thời gian thực hiện thí điểm tự chủ[/caption]

– Phóng viên: Thưa TS Bùi Văn Hưng, việc đánh giá kết quả tự chủ sau thời gian thí điểm đã có. Những con số là minh chứng cho những gì Trường đã làm được, ông có thể chia sẻ thêm về thành quả?

+ TS Bùi Văn Hưng: Việc thực hiện đánh giá tự chủ đã được Chính phủ, Bộ lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thực hiện đánh giá tổng kết ngày 18/12/2020. Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II được Hội nghị đánh giá cao về kết quả thực hiện vì đã tiết kiệm cho ngân sách nhà nước 20-25 tỷ đồng/năm. Như vậy, trong thời gian qua, Trường tự chủ đã làm lợi cho nhà nước hàng trăm tỷ đồng.

Lộ trình tiếp theo của Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II đã được khẳng định tại Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 9/11/2017 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện thí điểm đối với các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được giao thực hiện thí điểm theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ cho tới khi có Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của cơ sở đại học công lập và Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực thi hành;

Đồng thời, Nghị quyết số 617–NQ/BCSĐ ngày 28/12/2018 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030, tại Mục 3, giải pháp 4 nêu rõ: Thực hiện tự chủ toàn diện; chuyển đổi hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đủ điều kiện sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hạch toán như doanh nghiệp; kiên quyết chuyển sang cơ chế tự bảo đảm hoàn toàn về tài chính, tổ chức nhân sự và thực hiện nhiệm vụ …“.

[caption id="attachment_18188" align="aligncenter" width="650"]Cao đẳng Kỹ Nghệ II: Tự chủ để đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội TS Bùi Văn Hưng – Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II.[/caption]

– Thưa TS Bùi Văn Hưng, dù Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II được phụ huynh học sinh tin cậy, đánh giá cao, đời sống cán bộ, giảng viên ngày được nâng cao. Nhưng gần đây có ý kiến cho rằng, Hiệu trưởng kiêm Bí thư đảng ủy lại “ôm” thêm chủ tịch Hội đồng trường sẽ khó phát huy tính dân chủ?!

     + Tôi khẳng định việc TS Nguyễn Thị Hằng làm lãnh đạo của Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II là có căn cứ pháp lý trong khuôn khổ về việc thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của trường. Quyết định số 538/QĐ-TTg là thực hiện “thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động”, vì vậy có những nội dung thực hiện khác với quy định của Luật trong thời gian thí điểm.

Nói thêm về việc tổ chức thực hiện quyết định số 538/QĐ-TTg, Nhà trường đã tiến hành các nội dung đổi mới theo phân cấp của quyết định, trong đó kiện toàn nhân sự lãnh đạo  theo mô hình thí điểm. Tại thời điểm thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của nhà trường, TS Nguyễn Thị Hằng đang giữ chức Bí thư đảng ủy, Hiệu trưởng.

Trong quá trình triển khai quyết định số 538/QĐ-TTg, nhà trường thành lập Hội đồng trường để giám sát các hoạt động đổi mới. Tại thời điểm thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của nhà trường, việc thành lập hội đồng trường trong các trường cao đẳng còn mới, chưa có mô hình tự chủ ở các trường nghề để làm bài học. Để thể hiện quyết tâm loại trừ tư tưởng rất e ngại đổi mới, chồng chéo, thiếu quyết liệt, ỉ lại ảnh hưởng đến sự thành công của Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động, Nhà trường đã nhất thể hóa các chức danh lãnh đạo vào Hội đồng trường, như: Đảng ủy viên, Ban giám hiệu, Bí thư Đoàn thanh niên, Chủ tịch Công đoàn và đại diện các phòng/khoa/giáo viên/doanh nghiệp là thành viên hội đồng trường,

TS Nguyễn Thị Hằng chính thức được bầu làm Chủ tịch hội đồng trường trên cơ sở Quyết định 656/QĐ-LĐTBXH do Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH ký phê chuẩn chức danh Chủ tịch Hội đồng trường. Việc thực hiện hợp nhất 3 chức vụ “chủ chốt” là “mô hình thí điểm đổi mới” cơ chế hoạt động của Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II.

– TS có thể nói về kiểm soát quyền lực hay tính dân chủ khi hợp nhất 3 chức vụ?

 + Lo ngại việc thiếu dân chủ khi TS Nguyễn Thị Hằng nắm giữ ba chức vụ “chủ chốt” là “chiều ngược” của nhất thể hóa, điều này đã luôn được quán triệt và lưu ý trong quá trình ra quyết định và triển khai hoạt động của trường. Thực tế, Trường đã ban hành nhiều quyết định như QĐ 372/QĐ-CĐKNII ngày 2/12/2017 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của hội đồng trường. Tại chương 3, điều 15 về quan hệ giữa hội đồng trường và đảng ủy, điều 16 về quan hệ giữa hội đồng trường và Ban giám hiệu, điều 17 về quan hệ giữa hội đồng trường với các đơn vị đoàn thể của trường.

Quyết định số 02/QĐ-HĐT ngày 23/3/2018 về việc ban hành quy chế giám sát việc thực hiện quyết nghị của hội đồng trường; Quyết định số 344/QĐ-CĐKNII ngày 15/11/2017 về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường… Các văn bản xây dựng quy định rất rõ ràng, minh bạch chức năng, nhiệm vụ của Bí thư đảng ủy, Hiệu trưởng, Chủ tịch hội đồng trường.

Minh chứng cho uy tín của Hiệu trưởng là nhiều cán bộ, giáo viên bỏ cả chức vụ, địa vị nơi cũ về đầu quân tại trường, cùng đồng hành con đường tự chủ và cống hiến cho việc đổi mới cơ chế hoạt động của trường...

[caption id="" align="aligncenter" width="650"] Ngày càng nhiều phụ huynh học sinh tin tưởng gửi con em mình vào học tại trường.[/caption]

Tuy nhiên, với một tập thể rất lớn của nhà trường, trong quá trình thực hiện tự chủ của từng đơn vị trực thuộc, vẫn còn một vài cán bộ, đặc biệt là lãnh đạo mang tư duy kiểu bao cấp, chậm đổi mới, hiệu quả công việc thấp. Số ít cán bộ trong trường cũng như có một vài cán bộ của các ngành liên quan thật sự chưa nhận thức đúng về thực hiện “Tự chủ”. Thậm chí là không chia sẻ ủng hộ thí điểm tự chủ của trường, không tư duy tích cực, chậm đổi mới, không dám đối diện với cải cách và tái cấu trúc bộ máy và không hài lòng. Đây cũng là việc bình thường.

– Thời giam tới, Trường có hướng hành động trong công tác nhân sự như thế nào?

+ Công tác nhân sự của nhà trường đã triển khai theo quy định của cấp trên, các hướng dẫn của đảng ủy Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II rất rõ ràng, cụ thể. Điển hình, nhà trường đã có Quy hoạch Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2021 – 2026; Quy hoạch cán bộ cấp phòng khoa giai đoạn 2021-2026.

Về công tác Đảng, sau khi được Đảng bộ cấp trên phê duyệt cho Đảng bộ Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II Đại hội với 3 nội dung, Đảng bộ đã tiến hành đại hội thành công vào ngày 18/6/2020. Hội nghị nhân sự được thực hiện theo nghị quyết của Đảng ủy Trường Cao đẳng kỹ nghệ II và chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng bộ cấp trên. Công tác xây dựng đảng được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, Bí thư không thể tự quyết định.

Hiện nhà  trường tiếp tục đổi mới công tác quản trị theo hướng cơ cấu lại tổ chức bộ máy, cán bộ được sắp xếp tinh gọn gắn với hiệu quả công việc, công tác tài chính được đổi mới theo hướng mỗi cán bộ, giáo viên trong trường đều xác định “thu nhập” gắn với năng suất lao động và năng lực làm việc, không còn sự bình quân về việc làm và thu nhập. Ngoài ra, nhà trường đang thực hiện các quy trình về công tác cán bộ, chuẩn bị cho việc kiện toàn lãnh đạo Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II.

Trong quá trình thí điểm tự chủ theo QĐ 538 rất mong các cơ quan báo chí cùng sát cánh, đồng hành với Trường, phản ảnh thông tin kịp thời, đầy đủ, trung thực nhằm động viên nhà trường, góp phần xây dựng thành công sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp.

– Trân trọng cảm ơn TS Bùi Văn Hưng!

Theo baodansinh.vn

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.03271 sec| 665.469 kb