Di cư lao động châu Âu và cơ hội cho lao động Việt Nam

Di cư lao động châu Âu và cơ hội cho lao động Việt Nam
Sáng nay (8/8), Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam đã phối hợp với Trường Cao đẳng Điện tử Điện lạnh Hà Nội, Công ty cổ phần GHW Hà Nội tổ chức Hội thảo “Di cư lao động châu Âu và cơ hội cho lao động Việt Nam”.

Hội thảo được tổ chức trực tiếp và trực tuyến với hơn 200 người tham dự, trong đó có lãnh đạo của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Quản lý Lao động ngoài nước, đại diện của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), Phòng Công nghiệp Thương mại Đức (AHK) và các hội viên của Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác Việt Nam.

Di cư lao động châu Âu và cơ hội cho lao động Việt Nam

Ông Phan Sỹ Nghĩa, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tiến sĩ (TS) Phan Sỹ Nghĩa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam cho biết, Hội thảo được tổ chức nhằm góp phần kết nối cung - cầu lao động, cung cấp thông tin cho các cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thêm căn cứ trong điều chỉnh chương trình đào tạo, hướng tới đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân lực của thị trường lao động trong và ngoài nước.

Theo TS. Phan Sỹ Nghĩa: Người lao động đã góp phần quảng bá hình ảnh, giá trị tốt đẹp của đất nước, văn hoá, con người Việt Nam đến cộng đồng quốc tế; nhiều người khi về nước tiếp tục tham gia có hiệu quả vào thị trường lao động trong nước với tinh thần, ý thức trách nhiệm và năng lực, trình độ, kỹ năng tay nghề cao, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước (hằng năm, số lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài gửi về nước khoảng từ 2,5 đến 3 tỷ USD).

Di cư lao động châu Âu và cơ hội cho lao động Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương phát biểu tại hội thảo.

TS. Phan Sỹ Nghĩa cũng cho biết, để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của công tác này, Đảng ta chủ trương “Ưu tiên đưa lao động kỹ thuật có tay nghề đi làm việc ở những thị trường có thu nhập cao, an toàn”, “Phát triển và khuyến khích đào tạo nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục ý thức pháp luật, làm rõ quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp và người lao động về thực hiện hợp đồng, tôn trọng phong tục tập quán, văn hoá, hoà nhập thị trường lao động quốc tế”.

Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng, trong thời gian tới Nhà nước, mà trực tiếp là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trương ngoài tiếp tục duy trì và mở rộng các thị trường truyền thống, đẩy mạnh phát triển các thị trường mới, trong đó ưu tiên thị trường châu Âu - một thị trường có môi trường sống hiện đại, văn minh, thu nhập tốt, điều kiện làm việc tốt, tiêu chuẩn lao động rõ ràng. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường khó tiếp cận và có điều kiện tiếp nhận cao.

Di cư lao động châu Âu và cơ hội cho lao động Việt Nam

Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động Ngoài nước.

Để giữ chân người lao động, Đức đưa ra chính sách có thể ký hợp đồng làm việc không thời hạn, được định cư và bảo lãnh người thân khi đáp ứng được các yêu cầu của Đức, giúp người lao động ổn định và phát triển sự nghiệp tại nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu.

“Di cư lao động trong thời gian tới hướng đến những thị trường chất lượng, thu nhập cao, trọng tâm là các nước phát triển ở châu Âu. Về chất lượng, sẽ tăng dần số lao động qua đào tạo bài bản, ít nhất phải đào tạo 6 tháng trở lên, nâng dần tỉ lệ qua đào tạo từ 60% lên 80% vào năm 2025, tiến tới toàn bộ người đi nước ngoài lao động phải được đào tạo bài bản", ông Liêm nhấn mạnh.

Đẩy mạnh đào tạo ngoại ngữ

Tại hội thảo, ông Trần Mạnh Thắng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần GHW Hà Nội nhận định: Hiện nay, đa số học sinh, sinh viên trường nghề chỉ thích học nghề và giỏi nghề nhưng ngoại ngữ lại không được.

"Muốn du học nghề, các em phải đạt trình độ ngoại ngữ. Một trong những cách đạt trình độ ngoại ngữ mong muốn là tìm học ở những trung tâm đào tạo ngoại ngữ uy tín, dành cho các em” - ông Thắng bày tỏ.

Đức và nhiều quốc gia ở châu Âu không tiếp nhận lao động phổ thông từ nước ngoài nhưng sẵn sàng trả lương, miễn phí đào tạo để có được lao động tay nghề theo tiêu chuẩn đào tạo của họ.

Tại Đức, những ngành nghề những ngành nghề đang thiếu hụt lao động lành nghề gồm gồm: Điều dưỡng, xây dựng, nhà hàng - khách sạn, cơ khí, điện tử, chế biến thực phẩm...

Tùy ngành nghề mà người lao động được đào tạo từ 2 đến 3 năm theo hệ thống đào tạo nghề kép 30% học lý thuyết tại cơ sở đào tạo; 70% học thực hành tại doanh nghiệp... Để khi tốt nghiệp, họ có thể làm việc ở doanh nghiệp mình được đào tạo thực hành. Đây là mô hình đào tạo nghề kép của Đức nổi tiếng trên thế giới.

Bên cạnh du học nghề, công nhận trình độ, văn bằng một phần hay toàn phần những ngành nghề mà Đức cho phép cũng đang là điểm nhấn của thị trường lao động rộng lớn này. Những cử nhân điều dưỡng, kỹ sư cơ khí, xây dựng cũng có thể có cơ hội làm việc tại Đức sau khi trình độ, văn bằng được công nhận tương đương toàn phần.

Những người có văn bằng, trình độ được công nhận tương đương một phần thì mới phải học bổ sung để được công nhận tương đương toàn phần theo yêu cầu của Đức để đủ tiêu chuẩn đầu ra, đủ điều kiện làm việc. Tất nhiên, tiếng Đức vẫn là yêu cầu cao nhất đối với người lao động nước ngoài muốn làm việc tại quốc gia này.

Năm 2023, mục tiêu của Việt Nam là đưa khoảng 110.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.Trong đó, mục tiêu hướng đến là tiếp tục giữ vững các thị trường truyền thống và mở rộng để tăng dần số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại một số quốc gia châu Âu, đặc biệt là thị trường Đức trong các ngành nghề mới với công việc ổn định, thu nhập cao.

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong 3 tháng đầu năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 37.923 lao động đạt 34.48% kế hoạch năm 2023, gấp hơn 15 lần (15.45 lần) so với cùng kỳ năm ngoái.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.06248 sec| 662.844 kb