Từ lao động phổ thông thành chủ quán cơm nhờ được học nghiệp vụ nhà hàng

Từ lao động phổ thông thành chủ quán cơm nhờ được học nghiệp vụ nhà hàng
Cuộc sống của những người phụ nữ nông thôn như chị Hồng (xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới), chị Thoa (huyện Lang Chánh, Thanh Hoá), nhờ được tham gia các khoá học tại các cơ sở dạy nghề đã rẽ sang hướng khác, có thu nhập tốt hơn và có tiếng nói trong gia đình hơn.

Câu chuyện của bà chủ quán cơm ở TP. Đồng Hới

Từng là một lao động tự do với đủ thứ nghề, cuộc sống trước đây của chị Nguyễn Thị Hồng, trú tại xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới hết sức khó khăn nhưng nhờ được đào tạo nghề, chị đã có bước đệm để phát triển kinh tế gia đình.

Theo chia sẻ của chị Hồng, khi xã biển Bảo Ninh, quê hương chị trở thành địa chỉ du lịch hấp dẫn, chị đã nghĩ tới các nghề dịch vụ để phục vụ khách du lịch. Nhưng với một lao động phổ thông, công việc làm dịch vụ gặp không ít khó khăn. Do vậy, khi nghe tin chính quyền thành phố phối hợp Trường Cao đẳng nghề Quảng Bình mở lớp nghiệp vụ nhà hàng thì đăng ký học ngay.

Sau 3 tháng đào tạo, chị Hồng được cấp chứng chỉ nghề, cùng những kiến thức và kỹ năng tích lũy từ khóa học, chị mở cửa hàng giải khát ngay tại nhà. Thực đơn phong phú và các loại đồ uống pha chế chất lượng, quán thu hút đông khách, góp phần nâng cao thu nhập gia đình.

Dịch bệnh làm công việc kinh doanh của chị Hồng và nhiều người khác ở địa phương gặp khó khăn nhưng chị tin rằng, khi lĩnh vực du lịch sôi động trở lại, công việc dịch vụ của chị cũng khởi sắc hơn.

Điển hình như chị Lê Thị Thoa (Lang Chánh, Thanh Hoá), trước kia gia đình chị làm ruộng là chủ yếu, thu nhập bấp bênh. Sau khi được nhận vào công ty may để làm việc thì cuộc sống của gia đình chị được nâng lên rõ rệt.

Từ lao động phổ thông thành chủ quán cơm nhờ được học nghiệp vụ nhà hàng

"Trước kia gia đình tôi làm ruộng và phát rẫy, từ khi được đào tạo nghề may công nghiệp mà 2 năm qua tôi có được công việc ổn định ở công ty may. Mặc dù lương tháng cũng chỉ 5-6 triệu đồng nhưng so với mặt bằng chung ở khu vực miền núi như thế này là ổn định", chị Thoa chia sẻ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Còn theo bà Lương Thị Quynh (bản Năng Cát, xã Trí Nang), qua lớp đào tạo nghề chăn nuôi, hiện nay bà đang sở hữu một trang trại chăn nuôi vịt quy mô lớn, tổng thu nhập mỗi năm ước đạt gần 100 triệu đồng. So với nuôi trồng nhỏ lẻ trước kia thì gia đình bà tăng thu nhập từ 40 - 50 triệu đồng/năm. 

Tăng thu nhập nhờ được nâng cao tay nghề

Từ lao động phổ thông thành chủ quán cơm nhờ được học nghiệp vụ nhà hàng

Thông qua lớp đào tạo, nhiều người có dịp rèn luyện, nâng cao tay nghề để tạo ra sản phẩm có giá bán cao, qua đó góp phần giữ nghề truyền thống. Ảnh: Dân trí

Còn với chị Phạm Thị Quý, trú tại xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn, quê hương chị Quý vốn có nghề truyền thống mây tre đan. Tuy nhiên, với chị Quý và nhiều người dân khác ở xã Quảng Văn, chủ yếu đan phần thô, mà sản phẩm ở công đoạn này thì giá bán không cao.

Trong khi đó, để sản phẩm mỹ nghệ có giá trị cao trên thị trường đòi hỏi phải đẹp và tinh xảo. Được hướng dẫn, chị Quý và nhiều lao động địa phương đã quyết định tham gia lớp đào tạo nghề mây tre đan do Trung tâm Khuyến công Quảng Bình mở.

"Có đi học và đào tạo nghề thì tay nghề mình mới lên, với những gì được học, các sản phẩm mây tre đan tôi thực hiện nhanh hơn, đẹp và đa chủng loại hơn. Bên cạnh đó, qua đào tạo, tư duy thị trường của tôi cũng được nâng cao hơn, nắm bắt được xu thế thì mới biết sản phẩm nào cần, đang là thị hiếu, qua đó dễ bán, thu nhập cũng sẽ cao hơn", chị Quý chia sẻ.

Nói về nghề mây tre đan của địa phương, lãnh đạo xã Quảng Văn cũng cho biết, đã có lúc, nghề truyền thống này có nguy cơ mai một, trong đó có nguyên nhân thiếu lao động có tay nghề cao. Thông qua lớp đào tạo, nhiều người có dịp rèn luyện, nâng cao tay nghề để tạo ra sản phẩm có giá bán cao, qua đó góp phần giữ nghề truyền thống.

Quảng Bình hiện có khoảng 15 nghìn lao động từ phía Nam trở về quê. Xác định đây là nguồn lực quan trọng phục vụ sản xuất, vì thế, ngành LĐ-TB&XH phối hợp chính quyền các địa phương, tìm hiểu nguyện vọng, hỗ trợ lao động đào tạo lại nghề để tìm việc làm ngay tại quê hương, qua đó, góp phần giải quyết việc làm cho người dân trong giai đoạn khó khăn này.

 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.05278 sec| 658.805 kb