Gần 200 đại biểu tham dự Hội thảo "Nâng cao kỹ năng lao động Việt Nam, đáp ứng thị trường châu Âu"

Gần 200 đại biểu tham dự Hội thảo "Nâng cao kỹ năng lao động Việt Nam, đáp ứng thị trường châu Âu"
Ngày 10/10 tại Trường CĐ Viễn Đông (TP. HCM) đã diễn ra hội thảo "Nâng cao kỹ năng lao động Việt Nam, đáp ứng thị trường châu Âu" do Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam và Trường CĐ Viễn Đông tổ chức với sự tham gia của gần 200 đại biểu gồm lãnh đạo của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và đại diện các trường cao đẳng.

Gần 200 đại biểu tham dự Hội thảo "Nâng cao kỹ năng lao động Việt Nam, đáp ứng thị trường châu Âu"

Tại hội thảo, TS. Phan Sỹ Nghĩa, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác Việt Nam, cho biết hiện có hơn 712.000 người lao động đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của công tác này, ngoài việc tiếp tục duy trì và mở rộng các thị trường truyền thống thì cần đẩy mạnh phát triển các thị trường mới, trong đó ưu tiên thị trường châu Âu. Đây là thị trường khó tiếp cận nhưng có điều kiện tiếp nhận cao.

Gần 200 đại biểu tham dự Hội thảo "Nâng cao kỹ năng lao động Việt Nam, đáp ứng thị trường châu Âu"

PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), cho rằng đào tạo gắn kết với nhu cầu của thị trường lao động quốc tế là một trong nhiều định hướng của Việt Nam. Theo bà Hương, đây cũng là cơ hội để nguồn lao động chất lượng cao được đào tạo ở nước ngoài khi trở về nước sẽ đóng góp trình độ, kỹ năng để đào tạo cho những thế hệ lao động tiếp theo.

Gần 200 đại biểu tham dự Hội thảo "Nâng cao kỹ năng lao động Việt Nam, đáp ứng thị trường châu Âu"

ThS, nghiên cứu sinh Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông, cho hay một lao động phổ thông (chưa qua đào tạo nghề) nếu sang Đức hoặc các nước châu Âu làm việc, thì mức lương chỉ được dưới 1.000 euro/tháng (dưới 25 triệu đồng). "Tuy nhiên, đối với một lao động được nước bạn đặt hàng đào tạo, có bằng trung cấp, mức lương sẽ là 1.300-1.500 euro/tháng (33-38 triệu đồng), có bằng CĐ là 2.000-2.500 euro/tháng (52-65 triệu đồng). Sau một năm làm việc, người có bằng CĐ được tăng lên tới 2.800-3.000 euro/tháng (72-78 triệu đồng)", tiến sĩ Hải thông tin. Được biết, từ năm 2020 đến nay, Trường CĐ Viễn Đông đã đào tạo 500 lao động theo đơn đặt hàng của Đức và hiện những bạn trẻ này đang làm việc tại Đức.

Gần 200 đại biểu tham dự Hội thảo "Nâng cao kỹ năng lao động Việt Nam, đáp ứng thị trường châu Âu"


Ông Bạch Hưng Trường, đồng Trưởng hợp phần Hỗ trợ các cơ sở giáo dục chất lượng cao thuộc Chương trình Hợp tác Việt - Đức về đổi mới đào tạo nghề Việt Nam (GIZ), cho biết các doanh nghiệp Đức đang rất quan tâm đến mô hình kết hợp cùng các cơ sở giáo dục, trong đó có Việt Nam, để phối hợp đào tạo nghề. Ông Trường cho rằng các doanh nghiệp nhận thấy lợi ích lớn xét về kinh tế nếu hợp tác đào tạo lao động với trường nghề và khi tự đào tạo. Chẳng hạn, nếu không kết hợp với các trường nghề, chi phí ròng đào tạo một kỹ thuật viên cơ điện tử ô tô tại Đức là 7.550 euro/người/năm. Còn nếu kết hợp, chi phí giảm chỉ còn 4.595 euro/người/năm. Thậm chí có những nghề liên kết đào tạo lại giúp doanh nghiệp… có lãi. Điển hình với nghề làm bánh, tổng chi phí để đào tạo một kỹ thuật viên làm bánh là 12.572 euro/người/năm. Tuy nhiên nếu kết hợp với trường nghề và trên 50% thời gian người học được đến doanh nghiệp để thực hành, công lao động của người học đó có thể đóng góp cho doanh nghiệp đó đến 15.818 euro/năm. Đồng nghĩa, doanh nghiệp đã lãi 3.246 euro/người/năm. Vì vậy, theo ông Trường, trong thời gian tới, nhiều doanh nghiệp Đức sẽ tăng cường hợp tác đào tạo tại Việt Nam. Các doanh nghiệp không chỉ tham gia xây dựng danh mục nghề, tiêu chuẩn và chương trình đào tạo mà còn có thể ở các khâu lựa chọn, trả lương, đào tạo học viên, thẩm định chất lượng.

Gần 200 đại biểu tham dự Hội thảo "Nâng cao kỹ năng lao động Việt Nam, đáp ứng thị trường châu Âu"


Bà  Lý Kim Nhung, phụ trách dự án Tư vấn công bằng, Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (AHK) tại Việt Nam, thông tin rằng hàng năm Đức thiếu hụt hơn 600.000 lao động, đặc biệt ở các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, xây dựng, dịch vụ nhà hàng khách sạn và du lịch, công nghệ thông tin, điện-điện tử.

Gần 200 đại biểu tham dự Hội thảo "Nâng cao kỹ năng lao động Việt Nam, đáp ứng thị trường châu Âu"

Tại hội thảo đã diễn ra lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam với Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (AHK) tại Việt Nam với mục đích huy động năng lực triển khai và nguồn lực của mỗi đối tác nhằm góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, cải thiện hình ảnh giáo dục nghề nghiệp thông qua hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động và tính đến sự thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0. Tham dự lễ ký kết, về phía Hiệp hội có TS. Phan Sỹ Nghĩa - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký. Về phía AHK có ông Marko Walde  Trưởng đại diện của AHK tại Việt Nam.

Gần 200 đại biểu tham dự Hội thảo "Nâng cao kỹ năng lao động Việt Nam, đáp ứng thị trường châu Âu"

Cũng tại hội thảo đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam và Công ty Cổ phần Cen Academy. Tham dự lễ ký kết, về phía Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp có TS. Phan Hữu Nghĩa - Phó chủ tịch thường trực, tổng Thư ký Hiệp hội.  Về phía Cen Academy, có bà Dương Thị Ngọc Hằng - đại diện Cen Group Miền Nam và ông Nguyễn Đức Huy - Phó Giám đốc Tuyển sinh Cen Academy Miền Nam đã đến tham dự, chứng kiến lễ ký kết hợp tác. Trong lễ ký kết, hai bên đã cùng thống nhất sẽ hỗ trợ nhau trong một số vấn đề về: Liên kết đào tạo các khóa học về ngoại ngữ; Tổ chức các hội nghị, hội thảo đào tạo kép, tạo cơ sở thực tập và học tập thực tế cho sinh viên tại doanh nghiệp. Buổi lễ đã mở ra cơ hội hợp tác lâu dài giữa Hiệp hội giáo dục nghề nghiệp và Cen Academy, góp phần thắt chặt mối liên kết trong các lĩnh vực đào tạo.

Hy vọng rằng qua sự hợp tác này, Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp & Nghề công tác xã hội Việt Nam và AHKm Cen group sẽ đạt được nhiều thành tựu mới, giúp sinh viên Việt Nam tiến gần hơn đến thị trường toàn cầu và mở rộng cơ hội quốc tế.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.18863 sec| 663.961 kb