Hoạ sĩ Chu Nhật Quang: Sự kế thừa và đổi mới của một nghệ sĩ trẻ

Hoạ sĩ Chu Nhật Quang: Sự kế thừa và đổi mới của một nghệ sĩ trẻ
Chu Nhật Quang chọn những vẻ đẹp tinh hoa của nghệ thuật sơn mài truyền thống nhưng anh đã nỗ lực làm cho những vẻ đẹp ấy hiện ra trong ngôn ngữ thời đại anh. 

Sinh năm 1995 tại Hà Nội, Chu Nhật Quang là một nghệ sĩ trẻ với nền tảng học vấn và tư duy sáng tạo phong phú. Anh đã theo học khoa hội họa tại trường Santa Ana, California, Hoa Kỳ từ năm 2013 đến 2018 và tốt nghiệp cử nhân thiết kế ứng dụng tại đại học RMIT, Melbourne, Úc vào năm 2023.

Hoạ sĩ Chu Nhật Quang: Sự kế thừa và đổi mới của một nghệ sĩ trẻ

Tư duy hội họa của Chu Nhật Quang được hình thành và phát triển từ môi trường gia đình giàu truyền thống nghệ thuật, kết hợp với ảnh hưởng của phong cách hội họa phương Tây và các kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, vẽ hoạt họa và 3D.

Từ nhỏ, Chu Nhật Quang đã sống trong một bầu không khí nghệ thuật ngập tràn, được nuôi dưỡng và khơi gợi sự sáng tạo từ hai thế hệ tiền bối. Ông nội của anh, họa sĩ sơn mài tài ba Chu Mạnh Chấn, với niềm đam mê sâu sắc đối với nghệ thuật, đã gắn bó với việc khôi phục và bảo tồn di sản văn hóa của làng quê Bắc Bộ qua nghệ thuật sơn mài. Cha của anh, một nghệ sĩ ưu tú trong lĩnh vực múa rối nước truyền thống Việt Nam, cũng góp phần không nhỏ vào việc gìn giữ và phát triển nền nghệ thuật đặc trưng của dân tộc.

Ngọn lửa nghệ thuật truyền đời

Gia đình họa sĩ Chu Nhật Quang là một biểu tượng sáng ngời về sự kế thừa và phát triển truyền thống nghệ thuật, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ông nội của Họa sĩ Chu Nhật Quang - NSND Chu Mạnh Chấn, một người nghệ sĩ tài hoa, đã khắc sâu vào lòng người những bức tranh sơn mài về phong cảnh làng quê Bắc Bộ xưa. Những tác phẩm của ông không chỉ là những tuyệt tác Sơn mài, mà còn mang trong mình miền ký ức sống động, đậm chất hồn quê, sắc màu hoài niệm. Ông đã mê đắm hàng chục năm để truyền tải những giá trị văn hóa quý báu, qua những bức tranh vô giá, để lại cho hậu thế.

Hoạ sĩ Chu Nhật Quang: Sự kế thừa và đổi mới của một nghệ sĩ trẻ

Hoạ sĩ Chu Nhật Quang và những người thân trong gia đình.

Cha của Họa sĩ Chu Nhật Quang. Họa sĩ, Đạo diễn Múa rối nước Chu Lượng. NSƯT Chu Lượng không chỉ tiếp nối con đường sáng tác của NSND Chu Mạnh Chấn mà còn mở rộng nó bằng sự đam mê mãnh liệt với nghệ thuật múa rối nước Việt Nam. Là một nghệ sĩ đầy tâm huyết, ông đã dành trọn cuộc đời mình để tìm tòi, phát triển và bảo tồn những giá trị truyền thống của Múa Rối Nước và tạo hình Rối. Sự tinh tế và sâu sắc trong từng tác phẩm Múa Rối nước, cũng như các Quân Rối nước của ông tạo ra đã góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa lúa nước truyền thống Việt Nam.

Và rồi, Họa sĩ Chu Nhật Quang, người thừa hưởng tinh thần nghệ thuật từ cha mình và ông nội, đã khoác lên tranh sơn mài một màu áo mới rực rỡ. Với cái nhìn hiện đại và sáng tạo, anh đã phát triển theo hướng đa dạng ngôn ngữ hình thức, tạo ra những tác phẩm mang tính đột phá, nhưng vẫn giữ được hồn cổ truyền. Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và đương đại trong các tác phẩm của anh đã tạo nên một dấu ấn riêng biệt, góp phần làm phong phú sơn mài Việt Nam. Từ ông nội đến cha, cho tới Họa sĩ Chu Nhật Quang, mỗi người đều mang trong mình tầm nhìn và dấu ấn sáng tạo riêng. Họ không chỉ làm nên những giá trị nghệ thuật vượt thời gian, mà còn bảo tồn, phát triển những giá trị gốc, để ngọn lửa bản sắc Việt Nam luôn rực sáng, lan tỏa cho hiện tại và tương lai.

"Ân"
Để chào mừng 70 năm ngày giải phóng Thủ đô và để tôn vinh nghề sơn mài truyền thống Việt, 52 tác phẩm sơn mài của hoạ sĩ Chu Nhật Quang đã vinh dự được chọn để triển lãm tại Hoàng thành Thăng Long, từ ngày 5-15/10. Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, VAVET&SOW và Công ty Vietcom cùng phối hợp tổ chức triển lãm này.

Hoạ sĩ Chu Nhật Quang: Sự kế thừa và đổi mới của một nghệ sĩ trẻ

Chu Nhật Quang nhận được những lời khen ngợi của nhiều cây đa cây đề trong giới mỹ thuật và học thuật Việt Nam, trong đó có Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - Nhà văn Nguyễn Quang Thiều, hoạ sĩ Thành Chương, Nhà sử học Dương Trung Quốc...

Chu Nhật Quang thổ lộ, từ khi anh bắt đầu có ý thức tiếp nhận những hình ảnh xung quanh, thì tranh của ông nội anh - họa sĩ Chu Mạnh Chấn - Dòng tranh Sơn mài cổ truyền, luôn là nguồn tư liệu quý giá đưa anh tới các bối cảnh của thôn quê mộc mạc, giản dị và in sâu trọn trong tiềm thức về quê hương của mình. Ông tỉ mẩn chỉ cho tôi cách dựng hình kiến trúc cổ trong tranh theo suốt quá trình sáng tạo; từ khi còn là một đứa trẻ nguệch ngoạc với nét vẽ sơ sài cổng làng, miếu mạo; cho đến khi trưởng thành trong tư duy - rồi ông lại uốn nắn anh tái tạo lại những nét đẹp đó, đưa vào tranh anh.

Đồng hành cùng bức tranh đầu tiên tới bức thứ 52 của triển lãm “Dấu Thiêng”, không thể thiếu bố anh, nghệ sĩ múa Rối nước Chu Lượng, ông cũng là người thầy đã truyền cảm hứng cho anh thấu hiểu nền tảng văn hóa của đất nước và dân tộc. Qua hoạ sĩ Chu Lượng, anh được tiếp xúc với những con rối mộc mạc cùng câu chuyện về nó, sự tích gắn liền phong tục tập quán của cả một nền văn minh lúa nước Việt Nam, ông truyền cho Chu Nhật Quang pha trộn sự tự hào dành cho những di sản cao quý. Cho đến hiện tại, Bố luôn giúp tôi định hình, hoàn thiện tư duy thẩm mỹ.

Mẹ truyền cho anh nguồn năng lượng vô tận nơi căn Nhà thân yêu, của những bữa cơm Gia đình đầm ấm Mẹ nấu, của việc Mẹ giặt giũ nội trợ không mệt mỏi, và Mẹ nâng giấc ngủ cho tôi khi anh khoẻ mạnh, cũng như lúc đau ốm - từ ngày tôi mới chào đời và chắc chắn cho tới mãi mãi, Mẹ sẽ không ngừng nghỉ với anh trên con đường sáng tạo. Nếu thiếu đi năng lượng đó từ Mẹ - anh sẽ không thể đi theo con đường nghệ thuật cho tới hôm nay.

Để có “Dấu Thiêng”, phải nói tới sự trợ giúp từ những người cộng sự đồng hành ngày đầu tiên, khi tôi tập trung khai Vóc vẽ bức tranh Sơn mài khổ lớn không tưởng, đầy thách thức. Có lúc khó khăn, chán nản đến mức muốn bỏ cuộc. Thì họ: Họa sĩ thiết kế Đào Thị Thùy Trang, nhóm họa sĩ Phạm Khánh Ngọc, Vũ Hà Phương Thảo, Nguyễn Quyết Tiến, Phạm Hồng Nhung, Hoàng Yến Nhi, Thiều Chí Công. Anh Đỗ Hùng Chiêu, anh Trần Bình, anh Nguyễn Song Nam... cùng anh em thợ làng nghề Duyên Thái đã làm việc không dừng, động viên, hỗ trợ tôi... "Họ đã không quản ngày đêm, mưa nắng 5 năm ròng rã. Để Giấc mơ “Dấu Thiêng” trở thành hiện thực. Mỗi bức tranh trong “Dấu Thiêng” đều thấm đẫm tinh lực của Ông Nội, Cha, Mẹ và Mọi Người. Ngôn từ này, trang giấy này không thể nói hết “Ân” mà họ đã gieo vào sâu thẳm trong tôi!", hoạ sĩ Chu Nhật Quang nói.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
1.70698 sec| 668.906 kb