Năm 2022, trường nghề triển khai học liệu số, chia nhỏ ca học để ứng phó với Covid-19

Năm 2022, trường nghề triển khai học liệu số, chia nhỏ ca học để ứng phó với Covid-19
Bước sang năm 2022, nhiều trường nghề đã triển khai những cách giảng dậy linh động để giữ chất lượng giảng dạy mà vẫn sống chung với Covid-19.

Chia nhỏ ca học, tăng cường giáo viên, triển khai học liệu số

Bà Phạm Quang Trang Thủy, hiệu trưởng Trường trung cấp nghề Kỹ thuật Hùng Vương, cho biết trường đã lên nhiều kịch bản cho các trường hợp được có thêm sinh viên đến trường, trong đó, dự kiến trường sẽ chia thành nhiều ca thực hành nhỏ, mỗi ca thay vì 15 - 20 em/xưởng sẽ giảm xuống còn 3 - 5 em/xưởng, hạn chế tiếp xúc.

Năm 2022, trường nghề triển khai học liệu số, chia nhỏ ca học để ứng phó với Covid-19

Bà Thuỷ cũng cho biết thêm, Nhà trường kỳ vọng trong năm 2022 sẽ có thể giải quyết được vấn đề đau đầu với hầu hết các trường nghề trong năm 2021 là cho học sinh, sinh viên thực hành. Hiện tại, Trường trung cấp nghề Kỹ thuật Hùng Vương đang được cho phép thí điểm đón sinh viên năm cuối đến trường hoàn tất các tiết thực hành.

Tương tự, TS. Hoàng Văn Phúc, hiệu trưởng Trường CĐ Bách khoa Sài Gòn, cho biết để giải quyết bài toán thực hành, trong năm 2022, Trường sẽ tăng cường cho sinh viên thực tập tại doanh nghiệp. Theo đó, thời lượng học online của các em dự kiến khoảng 30%, thực hành tại trường khoảng 30% và tại doanh nghiệp khoảng 40%.

TS Lê Đình Kha, hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, cho biết dự kiến trong năm 2022, lượng tuyển sinh của trường vẫn ổn định. Tuy nhiên, Trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh các phương án để giữ được chất lượng giảng dạy trong các trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp trong năm mới. Cụ thể, nhà trường tăng cường các giáo viên hỗ trợ học sinh hiểu bài tốt nhất cả lý thuyết lẫn thực hành, đặc biệt sau giai đoạn trở lại trường.

Trong khi đó, ông Nguyễn Khánh Cường, hiệu trưởng Trường CĐ Lilama 2, cho biết những tháng giãn cách trong năm 2021 cũng là thời điểm để trường rà soát và hoàn thiện hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS), triển khai được những học liệu số để năm 2022 có thể tối ưu hóa được thời gian học lý thuyết và tăng cường được thời gian thực tập ở xưởng.

Ngoài ra, trường cũng có thời gian nâng cấp các trang thiết bị, đầu tư thêm các phòng thực hành theo chuẩn 4.0 để tạo thêm điều kiện nâng cao tay nghề cho các bạn khi theo học.

Học viên tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19 mới được học trực tiếp

Từ ngày 13/12, một số trường trung cấp, cao đẳng tại TP.HCM bắt đầu thí điểm đón những sinh viên đầu tiên đến trường học trực tiếp, hoàn tất những học phần thực hành còn lại trước khi tốt nghiệp.

Tại Trường cao đẳng Lý Tự Trọng TP.HCM, trong ngày đầu tiên tuyển sinh đã có hơn 70 sinh viên đầu tiên của các ngành công nghệ thông tin, điện lạnh, cơ khí… tới trường học trực tiếp. Tất cả sinh viên đến trường đều đã được tiêm đủ hai mũi vắc xin ngừa Covid-19.

Năm 2022, trường nghề triển khai học liệu số, chia nhỏ ca học để ứng phó với Covid-19

Tại cổng trường, sinh viên phải khai báo y tế và đo thân nhiệt. Một số bạn đã đăng ký nhưng đến phút cuối cảm thấy sức khỏe không đảm bảo nên đã thông báo lại khoa tạm thời chưa tham gia học trực tiếp.

Đại diện nhà trường cho biết mỗi khoa sẽ thành lập một tổ phòng chống dịch, chịu trách nhiệm cho việc giảng dạy và kiểm soát dịch bệnh trong khoa. Những trường hợp xuất hiện F0 hoặc sinh viên có dấu hiệu nhiễm bệnh sẽ được tổ nhanh nhất về ban chỉ đạo phòng chống dịch của trường.

Tại Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, các sinh viên năm cuối cũng được vào xưởng thực hành với số lượng giới hạn từ 10-15 bạn. Khi thực hành, sinh viên vẫn phải đeo khẩu trang và hạn chế tập trung đông.

ThS. Nguyễn Văn Vũ, giảng viên khoa cơ khí, Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, chia sẻ dù nhiều sinh viên không có điều kiện thao tác với máy trong nhiều tháng qua, nhưng thông thường chỉ mất khoảng 1 tuần để bắt nhịp như trước vì hầu hết đã có kinh nghiệm thực hành.

Tại Trường cao đẳng Nghề TP.HCM, TS Trần Kim Tuyền, hiệu trưởng, cho biết từ giữa táng 12/2022, Trường đã đón các sinh viên năm cuối trở lại trường sau nhiều tháng tạm ngừng học trực tiếp vì dịch COVID-19.

Trong tuần đầu tiên, các học phần thực hành sẽ được sắp xếp với cường độ nhẹ nhàng, sau đó tăng dần từ tuần thứ hai. Tuy nhiên, TS Trần Kim Tuyền cho biết trường sẽ đảm bảo số giờ thực hành với từng môn học cho sinh viên, không thể vì muốn nhanh kết thúc mà cắt hay giảm số giờ theo quy định.

Trong khi đó, ThS Dương Công Hiếu, phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Đại Việt Sài Gòn, cho biết có khoảng 250 sinh viên năm cuối đủ điều kiện đến trường trong đợt thí điểm lần này, bao gồm những bạn đã tiêm đủ 2 mũi hoặc là F0 đã khỏi bệnh theo quy định. Với những bạn chưa đủ điều kiện sẽ tiếp tục học online hoặc tạm hoãn các học phần thực hành.

"Về phần thực tập hiện trường cũng đã tái khởi động. Một số công ty, doanh nghiệp bắt đầu nhận sinh viên thực tập sau mùa dịch. Nhà trường sẽ hỗ trợ các bạn hoàn tất phần thực tập này trong thời gian tới", ThS Hiếu nói.

Theo Sở LĐTB-XH TP.HCM, năm 2021, Thành phố cũng đẩy mạnh xây mới nhiều trường nghề với tổng kinh phí hàng trăm tỷ đồng như xây khu hành chính, phòng lý thuyết, thực hành hiện đại cho các Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng (trên 180 tỷ đồng); Cao đẳng Thủ Đức (khoảng 200 tỷ đồng); cơ sở 2 của Trường Cao đẳng Nghề thành phố tại TP Thủ Đức (gần 300 tỷ đồng)…

 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.06889 sec| 662.93 kb