Nhiều nhân viên văn phòng chuyển nghề sang công nghệ thông tin

Nhiều nhân viên văn phòng chuyển nghề sang công nghệ thông tin
Anh Cao Thái Tuân đã bước sang tuổi 30 nhưng cũng quyết định chuyển nghề sang làm công nghệ thông tin, bởi: "Mình nhận thấy việc phát triển các mảng công nghệ số sẽ bắt đầu thay thế các công việc truyền thống.

thông tin là một số ít những ngành nghề phát triển, bất chấp cả dịch bệnh và có mức lương cao ở Việt Nam.

Theo thống kê, trong đợt dịch thứ 4 lần có đến 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng: trong đó có 540.000 người mất việc, 4,1 triệu người tạm nghỉ hoặc tạm ngưng công việc, 4,3 triệu người bị cắt giảm giờ làm, nghỉ giãn việc hoặc phải luân phiên, 8.5 triệu người bị giảm thu nhập. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong quý III 2021 là 4,46%, tăng 1,86 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,74 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, mới đây Manpower Việt Nam và Trung tâm Quốc gia về dịch vụ việc làm (Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã công bố kết quả khảo sát về nhu cầu tuyển dụng trong thời gian tới. Theo đó, có tới 40% doanh nghiệp dự kiến tăng tuyển dụng để phục hồi như trước đại dịch trong vòng 3 tháng tới, hơn 24% dự kiến phục hồi trong 6 tháng. Triển vọng tuyển dụng mạnh mẽ nhất tập trung ở các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất và chế biến chế tạo, bán sỉ, bán lẻ và thương mại, công nghệ thông tin, giáo dục và đào tạo, xây dựng và dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp…

Nhiều nhân viên văn phòng chuyển nghề sang công nghệ thông tin

Dịch bệnh Covid xảy ra đúng vào thời điểm phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0, vì có thể ứng dụng những thành tựu công nghệ thông tin vào giải quyết công việc và phục vụ cuộc sống thay vì phải trực tiếp gặp mặt, như là làm việc trực tuyến, học hành và hội họp bằng hình thức online (Google Meet, Zoom, Microsoft Team…), kinh doanh qua mạng, sử dụng ví điện tử và thẻ tín dụng khi thay toán thay thế tiền mặt… Đặc biệt khi bước vào thời điểm "bình thường mới", để kiểm soát tình hình đi lại cũng như đảm bảo an toàn cho người dân, nhiều app được ra đời để phục vụ cho những quá trình đó. Nhìn vào thực trạng hiện nay, có thể thấy ngành Công nghệ thông tin (CNTT) trở thành một ngành hot và được chú trọng phát triển. Mục tiêu đặt ra đến năm 2025 sẽ có 1.3 triệu lao động ngành CNTT. Cơn "khát" nhân lực CNTT chưa bao giờ hạ nhiệt, kể cả trong mùa Covid.

Với những từ các đơn vị tuyển dụng nhân sự ngành IT hàng đầu tại Việt Nam, có thể thấy được CNTT là một trong số ít những ngành nghề hầu như không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid trong thời gian gần đây. Thực chất không phải chỉ khi dịch Covid xuất hiện ngành CNTT mới bắt đầu phát triển, tại Aptech đã có rất nhiều học viên, cựu học viên sớm thành công với ngành CNTT trước đây. Riêng trong khoảng thời gian "đỉnh điểm" của dịch bệnh, đã có rất nhiều các bạn quyết định rẽ lối sang ngành CNTT. 

Cô gái trẻ Trần Thị Nhung - với xuất phát điểm là một giáo viên, hiện đang là học viên một lớp công nghệ thông tin. Chia sẻ về quyết định chọn học CNTT, Nhung cho biết: "Do công việc giảng dạy của mình trong những mùa dịch qua cần ứng dụng công nghệ khác nhiều (dạy online) mà mình còn thiếu khá nhiều kỹ năng, mình cảm thấy những ứng dụng của CNTT rất tuyệt vời nên quyết định tham gia vào ngành này, bên cạnh đó thông qua tìm hiểu thì mình cũng biết được tiềm năng của ngành cũng như tính ổn định so với công việc hiện tại của mình".

Anh Cao Thái Tuân đã bước sang tuổi 30 nhưng cũng quyết định chuyển nghề sang làm công nghệ thông tin, bởi: "Mình nhận thấy việc phát triển các mảng công nghệ số sẽ bắt đầu thay thế các công việc truyền thống. Ngoài ra, mình cũng tìm hiểu thêm các mảng xung quanh của ngành IT và thấy có một vài điểm tương đồng ở các mảng đó nên mình đã quyết định bước đầu theo học và mảng mới dù đã bước qua tuổi 30". 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.06119 sec| 655.016 kb