Nhiều tỉnh đầu tư mạnh tay cho giáo dục nghề nghiệp

Nhiều tỉnh đầu tư mạnh tay cho giáo dục nghề nghiệp
Nhiều tỉnh thành đang hành động quyết liệt để đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng, tay nghề cao, phổ cập nghề cho thanh niên. Trong khi Bạc Liệu chi hơn 230 tỷ đồng/4 năm đầu tư để đào tạo lao động nghề thì trong số 6.000 tỷ đồng/5 năm đầu tư cho giáo dục của Thanh Hoá, kinh phí cho  giáo dục nghề nghiệp là không nhỏ.

Bạc Liêu chi hơn 230 tỷ đồng để đào tạo 54.000 lao động từ nay đến 2025

Tỉnh Bạc Liêu vừa thông qua chương trình phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2022-2025. Theo đó, trong 4 năm, chỉ tiêu của tỉnh là tuyển sinh, đào tạo cho 54.000 người (trong đó trình độ cao đẳng, trung cấp 6.000 người, còn lại là trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng); phấn đấu trên 82% người lao động qua đào tạo nghề nghiệp có việc làm; cuối năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 73,35% (trong đó có văn bằng, chứng chỉ đạt trên 28,6%).

Theo UBND tỉnh Bạc Liêu, tổng kinh phí dự kiến để thực hiện chương trình này là hơn 230 tỷ đồng (trong đó Trung ương 208 tỷ đồng, địa phương 22 tỷ đồng) từ ngân sách Nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Nhiều tỉnh đầu tư mạnh tay cho giáo dục nghề nghiệp

Theo ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu,các mục tiêu, giải pháp mà tỉnh Bạc Liêu đưa ra để phát triển giáo dục nghề nghiệp là thực hiện các chính sách như khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào giáo dục nghề nghiệp; miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng; hỗ trợ chi phí học tập cho người lao động bằng nhiều hình thức.

Bên cạnh đó là xây dựng chương trình, giáo trình ngành, nghề, đào tạo theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, đáp ứng chất lượng đầu ra, phù hợp nhu cầu thực tế và theo yêu cầu, vị trí việc làm của đơn vị sử dụng lao động, phục vụ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động.

Tỉnh Bạc Liêu cũng tổ chức tuyển sinh, đào tạo các ngành, nghề theo nhu cầu và giải quyết việc làm sau đào tạo; nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc phục vụ đào tạo của các cơ sở công lập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Theo UBND tỉnh Bạc Liêu, mục tiêu mà tỉnh mong muốn phát triển giáo dục nghề nghiệp là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có khả năng thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển đổi số trong thời kỳ công nghệ 4.0. Và hơn hết là tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành chương trình có khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập, làm chủ quy trình sản xuất, góp phần vào phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội của địa phương.

Bắc Kạn chi gần 13 tỷ đồng/5 năm cho cho giáo dục nghề nghiệp

Nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục nghề nghiệp, tỉnh Bắc Kạn đa chú trọng đầu tư nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo nghề. Chỉ tính trong giai đoạn 2016 - 2020, ngân sách Trung ương bố trí đầu tư hỗ trợ cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị cho các cơ sở giáo dục nghề ngiệp là 12,9 tỷ đồng, hỗ trợ sửa chữa cơ sở vật chất là 4,8 tỷ đồng, mua sắm thiết bị đào tạo là 8,1 tỷ đồng.

Đến nay, chất lượng giáo dục nghề nghiệp ở Bắc Kạn đã và đang từng bước đáp ứng nhân lực chất lượng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Cụ thể, trong giai đoạn 2016 - 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kanj đã đào tạo nghề cho 31.185 lao động, trong đó trình độ cao đẳng 428 người, trung cấp 2.206 người, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 28.551 người, góp phần nâng cao số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Đến hết năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45%.

Giai đoạn 2021 - 2025, Bắc Kạn đề ra mục tiêu đào tạo nghề cho 30.125 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, rà soát nhu cầu ngành nghề đào tạo, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân và xã hội về giáo dục nghề nghiệp. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác tư vấn, tuyển sinh, đào tạo chất lượng cao, thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng nghề nghiệp. Tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp đối với người học như chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập; hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ , nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường tư vấn hướng nghiệp, chú trọng công tác phân luồng, liên thông, kết nối đồng bộ giữa đào tạo gắn với giải quyết việc làm.

Được biết, giai đoạn 2021 – 2025, Thanh Hóa đầu tư hơn 6.600 tỷ đồng nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó có giáo dục nghề nghiệp.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.13782 sec| 663.297 kb