Thiếu lao động, chi phí xét nghiệm PCR… nặng vai doanh nghiệp

Thiếu lao động, chi phí xét nghiệm Covid-19 tăng cao, rủi ro kinh doanh lớn… là những vấn đề mà doanh nghiệp dệt may, giày dép đang phải đối mặt.

[caption id="attachment_18776" align="aligncenter" width="576"]Thiếu lao động, chi phí xét nghiệm PCR… nặng vai doanh nghiệp Khó khăn lớn nhất với các DN lúc này chính là thiếu lao động và áp lực chi phí xét nghiệm Covid-19..[/caption]

Đơn hàng xuất khẩu dù đã ký được cho cả năm 2021, nhưng nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày vẫn lo ngại về những rủi ro kinh doanh trong bối cảnh đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 đã tác động quá lớn đến từng doanh nghiệp.

Tại cuộc họp định kỳ các thành viên Nhóm Hợp tác công tư (PPP) cùng với Bộ Công thương, Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH), Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) và Hiệp hội Da – Giày  Túi xách Việt Nam (Lefaso) – cập nhật tác động của làn sóng Covid-19 lần thứ 4 đến ngành dệt may da giày và đề xuất những hoạt động hỗ trợ, nhiều vấn đề gây mệt mỏi tới sản xuất kinh doanh đã được các DN đề cập.

Theo chia sẻ của bà Hoàng Ngọc Ánh, Tổng Thư ký Vitas, ngành dệt may Việt Nam những tháng đầu năm 2021 vẫn chịu sự tác động theo xu thế chung của toàn cầu như sự bất ổn định về đơn hàng do dịch bệnh, giá giảm. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, sản xuất dệt may đang phục hồi tích cực.

“Kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng liên tục do doanh nghiệp có nhiều đơn hàng. Dự báo xuất khẩu sẽ khả quan và 2021 nhiều khả năng sẽ hoàn thành mục tiêu 39 tỷ USD”, bà Ánh thông tin.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất với các DN lúc này chính là thiếu lao động chất lượng cao, đồng thời là áp lực về phòng chống dịch tại địa phương và nhà máy do nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.

Tổng công ty May Bắc Giang LGG chia sẻ, để duy trì sản xuất trong hoàn cảnh dịch bệnh, DN phải xét nghiệm CPR cho người lao động, mà  chi phí xét nghiệm PCR là khoản chi phí không nhỏ.

Ông Lưu Tiến Chung, Tổng giám đốc May Bắc Giang LGG chia sẻ:, các công nhân trước khi vào làm đều phải được test chậm 2 lần bằng PCR. Với những công nhân sinh sống tròng vùng dịch, vùng bị cách ly xã hội không thể đến nhà máy, LGG vẫn trả lương và duy trì các chi phí cố định khác. Điều này khiến các chi phí tăng cao.

Ngoài ra, do chỉ có 500/ 5000 công nhân đi làm nên LGG bị áp lực về giao hàng và gặp ít khó khăn khi đến kỳ đánh giá về các chính sách, đánh giá CSR.

Bà Nguyễn Ngọc Kim Oanh, Trưởng phòng Tuân thủ, an toàn Công ty TNHH Saitex International cho biết: ” khó khăn hiện tại của Saitex đang là vấn đề về Covid và truy xuất hàng hóa. Đồng Nai sát TP. HCM nên cũng là điểm nóng của Covid. Doanh nghiệp chủ động cao trong việc khai báo nhưng hiện tại CDC Đồng Nai và các bệnh viện đều bị quá tải. Saitex đã thực hiện tầm soát cho công nhân, với chi phí mỗi tuần lên tới 60-70 triệu, khá tốn kém và lo lắng không biết bao giờ DN mới được tiêm vaccine”..

Ngành da giày với cũng gặp những khó khăn tương tự như dệt may. Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Lefaso: Hiện tại, doanh nghiệp không thiếu đơn hàng, nhưng giá gia công bị ép giảm trong khi chi phí đầu vào bị tăng nhiều nên các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn.

Bà Xuân nhận định, với tình hình Covid diến biến phức tạp như hiện nay thì vaccine là giải pháp duy nhất cứu nguy cho DN. Các DN đang mong đợi nhất chính là thời điểm vaccine về tới Việt Nam, đồng thời mong muốn Chính phủ có những chính sách thiết thực để DN tháo gỡ được khó khăn trong giai đoạn hiện tại và sau này.

5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hàng dệt may đạt 12,2 tỷ USD, tăng 15%, nếu tính cả xơ sợi, vải, phụ liệu là trên 15 tỷ USD; xuất khẩu giày dép đạt 8,5 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ.

Theo baodautu.vn

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.04900 sec| 652.766 kb