Trường nghề miền Trung đối diện nhiều khó khăn do mưa bão, dịch bệnh

Dịch Covid-19 và mới đây nhất là đợt mưa bão, lũ lụt kéo dài đã tác động không nhỏ đến các cơ sở giáo dục nghề nghiệp miền Trung. Một số đơn vị gặp khó khăn do cơ sở hạ tầng, thiết bị dạy học hư hỏng, xuống cấp.

Dịch bệnh, mưa lũ “đổ” khó khăn lên mọi thứ

[caption id="attachment_17812" align="aligncenter" width="1536"]Trường nghề miền Trung đối diện nhiều khó khăn do mưa bão, dịch bệnh Sinh viên Trường CĐ Du lịch Huế tham gia trình diễn nghề nấu ăn tại một hội thi nâng cao kỹ năng tay nghề[/caption]

Theo Th.S Hồ Thị Thúy Nga – Phó Hiệu trưởng CĐ Du lịch Huế, hiện nhà trường có tổng số 1.186 sinh viên, với nhiều ngành nghề khác nhau được đào tạo để phục vụ trong lĩnh vực du lịch, trong khi đây là lĩnh vực chịu sự tác động lớn nhất của dịch Covid-19.

Do vậy kế hoạch thực tế, thực tập của sinh viên sẽ gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã có sự sụt giảm mạnh về lượng khách, nhiều đơn vị tạm thời đóng cửa, nghỉ kinh doanh. Kế hoạch giảng dạy của nhà trường cũng đã bị kéo dài hơn do sinh viên phải nghỉ học trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, Trung tâm thực hành Villa Huế là một đơn vị cung ứng các dịch vụ du lịch để phục vụ công tác đào tạo cũng bị giảm mạnh về lượng khách, công suất sử dụng buồng và tình hình kinh doanh các dịch vụ rất khó khăn.

Lượng khách đến sử dụng dịch vụ tại Khách sạn Villa Huế sụt giảm đáng kể. Tính đến thời điểm hiện tại, các booking hủy phòng do khách lo ngại về dịch là 195 đêm phòng. Trong khi đó các booking đặt phòng và dịch vụ giảm khoảng 55%, các dịch vụ nhà hàng, hội nghị hội thảo cũng giảm đáng kể.

Trên thực tế, những khó khăn về kế hoạch dạy và học của CĐ Du lịch Huế cũng là “nỗi niềm” chung của hầu hết các cơ sở giáo dục miền Trung cũng như trên cả nước.  Mặc dù một số trường đã chuyển qua dạy trực tuyến các môn học thiên về lý thuyết, nhưng chất lượng không đảm bảo.

[caption id="" align="aligncenter" width="1536"] Sinh viên Trường CĐ Du lịch Huế tham gia trình diễn nghề nấu ăn tại một hội thi nâng cao kỹ năng tay nghề[/caption]

Ông Võ Văn Lập, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên Hải Lăng cho biết: Tại thời điểm dịch Covid-19 bùng phát và phải thực hiện cách ly xã hội, nhà trường đã áp dụng dạy học trực tuyến qua Internet và truyền hình cho học sinh K12. Tuy nhiên, bước đầu còn gặp nhiều khó khăn như cách thức dạy – học còn tương đối lạ lẫm với giáo viên và học sinh; chất lượng đường truyền khi tham gia dạy học tập trung qua internet tại hệ thống dạy và học trực tuyến trên hệ thống mạng xã hội học tập Viettel Study còn chậm; học sinh của Trung tâm hầu hết có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, một số em không có phương tiện để tham gia các buổi học trực tuyến.

Bên cạnh tác động của dịch Covid-19, từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 11 vừa qua, khu vực miền Trung đã xảy ra một đợt mưa bão, lũ lụt, sạt lở đất lịch sử. “Bão chồng bão”, “lũ chồng lũ” đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân miền Trung.

Thừa Thiên Huế và Quảng Trị là 2 địa phương chịu nhiều thiệt hại nặng nề nhất, với ước tổng thiệt hại lên đến gần 5 tỷ đồng. Nhiều cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ đời sống dân sinh, lao động sản xuất đã bị hư hại do mưa bão, lũ lụt, sạt lở gây ra. Hải Lăng, địa bàn thấp trũng nhất của Quảng Trị đã bị nước lũ bao vây, cô lập trong nhiều ngày. Nhiều cơ sở giáo dục, trong đó có giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyền bị ngập sâu dưới nước lũ đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết cấu hạ tầng, gây hư hỏng, xuống cấp các thiết bị, dụng cụ dạy học.

[caption id="" align="aligncenter" width="1536"] Sinh viên Trường CĐ Du lịch Huế tham gia trình diễn nghề nấu ăn tại một hội thi nâng cao kỹ năng tay nghề[/caption]

Ông Võ Văn Lập cho biết, do cơ sở nhà trường chủ yếu là nhà cấp 4, xây dựng đã lâu nên khi bị ngập lâu ngày trong nước lũ, tường và nền nhà có dấu hiệu bị xuống cấp. Mặt khác, do nước lũ lên nhanh, nhà thấp tầng nền nhà trường không kịp kê cao các dụng cụ, thiết bị dạy học nên bị hư hỏng, ảnh hưởng đến công tác dạy và học. “Không những thế, do đa số học sinh của nhà trường ở vùng khó khăn, vùng thấp trũng nên chính gia đình các em học sinh cũng chịu nhiều thiệt hại, cần được giúp đỡ”, ông Lập cho biết thêm.

Tương tự Hải Lăng, Quảng Điền là huyện thấp trũng nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tính đến đầu tháng 12/2020, nước lũ vẫn tiếp tục dâng cao, gây khó khăn cho đời sống của người dân nơi đây. Trong thời gian xảy ra lũ lụt kéo dài, toàn huyện đã bị cô lập, chia cắt. Ông Nguyễn Đình Long, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Quảng Điền cho biết: Tính cả dịch Covid-19 và đợt mưa lũ vừa qua thì mức ảnh hưởng gần như toàn diện, từ công tác tuyển sinh đến giảng dạy.

          Vượt lên nghịch cảnh

“Với mục đích để các em học sinh không bị gián đoạn kiến thức, cùng lòng nhiệt huyết của mình, các giáo viên Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên Hải Lăng đã nghiên cứu kỹ  nội dung bài học, lựa chọn phần kiến thức trọng tâm, đa dạng hóa; tăng cường tổ chức các hình thức dạy học trực tuyến của mình trên nền tảng công nghệ thông tin, dành thời gian tương tác với học sinh mọi lúc, mọi nơi nên những tiết dạy – học trực tuyến đầu tiên đã thu hút được các em học sinh tham gia khóa học. Phần lớn, các em học sinh tham gia học trực tuyến đều tương tác tích cực. Điều này đã tạo động lực rất lớn cho giáo viên giảng dạy và cũng là tín hiệu đáng mừng đối với các thầy cô giáo tổ GDTX”, ông Võ Văn Lập quả quyết.

[caption id="" align="aligncenter" width="1280"] Học sinh Trung tâm GDNN-GDTX huyện Quảng Điền[/caption]

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Đình Long, Trung tâm do ông đứng đầu đã nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn; công tác Giáo dục thường xuyên càng ngày càng phát triển; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xóa mù chữ, phổ cập giáo dục. Đồng thời giảm cơ cấu tổ chức, tận dụng được đội ngũ giáo viên; phát huy hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy.

Đối với Trường Cao đẳng Du lịch Huế, đứng trước những khó khăn do tác động của dịch bệnh và thiên tai, nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch và phương án phòng chống dịch bệnh, thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp.

Th.S Hồ Thị Thúy Nga cho biết, nhà trường đã thông báo hướng dẫn cụ thể cho sinh viên, học viên thực hiện các biện pháp dự phòng khi đi học trở lại; đồng thời thực hiện các biện pháp tổng vệ sinh, khử trùng toàn trường và Trung tâm thực hành nghề; cung cấp xà phòng rửa tay, giấy vệ sinh; dán các bảng thông báo hướng dẫn sử dụng đúng cách, tiết kiệm, hiệu quả. Yêu cầu sinh viên điền vào tờ khai lịch trình di chuyển để theo dõi, quản lý. Đặc biệt là đối với các sinh viên có yếu tố dịch tễ. Đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe của sinh viên và có báo cáo hàng ngày cho Ban giám hiệu để báo cáo cấp có thẩm quyền khi cần thiết.

Nhà trường cũng đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn, triển khai thực hiện việc rà soát, điều chỉnh chương trình, giáo trình, ngân hàng câu hỏi  các Nghề cua Trường trong thời gian giảng viên không đến lớp. Sắp xếp, bố trí nghỉ phép, nghỉ bù cho toàn bộ giảng viên, cán bộ công nhân viên của Trường. Tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến để xây dựng chiến lược phát triển trường giai đoạn 2020- 2025 và triển khai các đầu việc lớn để thực hiện nhiệm vụ năm học. Điều chỉnh thời khóa biểu cho hóc kỳ 2 năm học 2019-2020 và bố trí dạy bù vào các ngày thứ bảy hàng tuần sau khi có quyết định HSSV đi học trở lại. Nhà trường cũng làm việc với các doanh nghiệp để có kế hoạch bố trí thực tập phù hợp với tiến độ đào tạo và nhu cầu của doanh nghiệp.

Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trước những tác động của dịch Covid-19 và đợt thiên tai vừa qua đến các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn, đơn vị đã chỉ đạo các cơ sở chủ động thực hiện phòng, chống dịch. Yêu cầu các nhà trường cho học sinh, sinh viên nghỉ học để bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ cho cả học sinh lẫn giáo viên; xây dựng kế hoạch dạy bù, dạy trực tuyến, điều chỉnh chương trình dạy học cho phù hợp. Sở cũng đã chỉ đạo các cơ sở, địa phương tổng hợp, báo cáo tình hình thiệt hại, khó khăn để tham mưu cấp có thẩm quyền thực hiện biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ.

Về lâu dài, Sở sẽ chỉ đạo các cơ sở GDNN tập trung nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề phù hợp với cơ cấu, trình độ, số lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp và xã hội, trong đó bám sát vào các ngành nghề lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Tổ chức các Hội thảo chuyên đề về kết nối đào tạo nghề gắn với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Xây dựng liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở GDNN với các doanh nghiệp trong công tác đào tạo lao động.

                                                                             Giang Sơn

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.10593 sec| 667.57 kb