VAVET&SOW: Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025

VAVET&SOW: Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025
Ngày 10/1/2025, Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam (VAVET&SOW) đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025 trực tiếp và trực tuyến với sự tham gia của các hội viên trên toàn quốc.

Thay mặt Ban chấp hành, TS. Phan Sỹ Nghĩa - Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác Việt Nam đã tổng kết kết quả hoạt động năm 2024. Theo đó, đối với Văn phòng và các đơn vị trực thuộc Hiệp hội, Hiệp hội đã làm được:

Về công tác tổ chức 

- Tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Tổng kết hoạt động năm 2023 và triển khai Kế hoạch công tác 2024 bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.

- Tổ chức gặp mặt đầu Xuân Giáp Thìn của BCH với Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Hiệp hội. 

- Tổ chức hội nghị bất thường BCH kiện toàn Ban Lãnh đạo Hiệp hội (bầu ông Phan Sỹ Nghĩa, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký làm Chủ tịch Hiệp hội thay ông Dương Đức Lân xin nghỉ theo nguyện vọng cá nhân và bầu ông Mạc Văn Tiến, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội; bổ sung đồng chí Hoàng Văn Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghiệp Thanh Hóa, Nguyễn Thanh Bình, BTĐU, Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ giới xây dựng vào BCH và đồng chí Đặng Văn Tâng, Chủ tịch Hội GDNN và Việc làm Hải phòng vào Ban Thường vụ ).

- Thành lập Viện Phát triển GDNN và An sinh xã hội và chuẩn bị hồ sơ theo quy định trình Bộ Khoa học và xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học công nghệ cho Viện. Đến nay Viện đã có đầy đủ tư cách pháp nhân (được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học công nghệ, có tài khoản và con dấu riêng). 

- Trong năm 2024 đã phát triển được 10 Hội viên tập thể và cá nhân mới.

- Xây dựng và ban hành “Quy định về Quy tắc đạo đức và ứng xử của Hiệp hội”.  

- Làm hồ sơ theo quy định trình Bộ Thông tin và Truyền thông xin cấp lại Giấy phép hoạt động báo chí của Tạp chí Nghề nghiệp và Cuộc sống – bản in và bản điện tử do đã hết hạn.

- Hội Đào tạo và Phát triển nghề làm đẹp thuộc Hiệp hội tổ chức thành công Gala tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai kế hoạch công tác 2025 và tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình trên các mặt công tác.

VAVET&SOW: Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025

Ngày 10/1/2025, Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam đã tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025t rực tiếp và trực tuyến với sự tham gia của các hội viên trên toàn quốc. 

Tham gia xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách 

Theo đề nghị của Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội, Hiệp hội đã nghiên cứu, góp ý dự thảo các văn bản sau:

- Góp ý sửa đổi Luật Việc làm liên quan đến Chương Phát triển Kỹ năng nghề. 

- Góp ý dự thảo QĐ của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung QĐ 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/015 Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng và dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ.

- Góp ý dự thảo Thông tư của BLĐTBXH quy định về cơ sở dữ liệu GDNN.

- Tham gia ý kiến với Tiểu ban Giáo dục nghề nghiệp thuộc Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực về các vấn đề Tự chủ, trách nhiệm giải trình trong giáo dục nghề nghiệp; Luật Giáo dục nghề nghiệp và vấn đề đặt ra về phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn mới và Đào tạo nghề đáp ứng kỹ năng ngành bán dẫn.

- Góp ý Hướng dẫn khu vực dành cho các thành viên ASEAN về tăng cường vai trò của nhân viên công tác xã hội và lực lượng cung cấp các dịch vụ xã hội mở rộng trong lĩnh vực tư pháp và lĩnh vực y tế; Hướng dẫn ASEAN về cung cấp các dịch vụ CTXH cho phụ nữ và trẻ em bị bạo lực và Kế hoạch hành động thực hiện Hướng dẫn ASEAN.

- Góp ý dự thảo Hướng dẫn khu vực cho các nước thành viên ASEAN về vai trò của lực lượng CTXH trong giảm thiểu rủi ro thiên tai và tăng cường chống chịu biến đổi khí hậu.

- Góp ý Hồ sơ dự thảo Nghị định điều chỉnh mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.

Công tác chuyên môn

- Phối hợp với “Chương trình Thúc đẩy đối tác doanh nghiệp Phần Lan” (FinnPartnership) tổ chức Hội thảo thứ 2 vào tháng 01/2024 bằng hình thức trực tuyến “Hợp tác Đào tạo nghề Việt Nam – Phần Lan” giúp các trường cao đẳng Việt Nam và các đối tác Phần Lan tìm hiểu nhu cầu và khả năng thiết lập quan hệ hợp tác trong GDNN, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, như việc làm xanh, liên kết nhà trường - doanh nghiệp trong đào tạo, đào tạo giáo viên và lao động di cư.

- Phối hợp với Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA) tổ chức Hội thảo “Nghề Kế toán trong bối cảnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và các chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) – thách thức và giải pháp” bằng hình thức trực tiếp vào tháng 12/2024 tại TP. Hồ Chí Minh. Có 130 đại biểu đến từ hơn 30 trường cao đẳng khu vực phía Nam và hơn 100 SV trường Cao đẳng Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tham dự Hội thảo.

- Lãnh đạo Hiệp hội tham gia Tổ soạn thảo chuẩn bị nội dung sửa đổi Luật Việc làm liên quan đến phát triển kỹ năng nghề, đánh giá kỹ năng nghề quốc gia và đã tích cực tham gia ý kiến trong quá trình soạn thảo nội dung.

- Cử lãnh đạo Hiệp hội tham gia Ban tổ chức và Hội đồng giám khảo Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024.

-  Ủy quyền cho Văn phòng đại diện Hiệp hội tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức 5 cuộc toạ đàm "Chuyển đổi số - khung năng lực số và các điều kiện xây dựng nhà trường số” và 3 lớp thực hành về Khai thác tài nguyên giáo dục mở (OER) tại một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp phía Nam để hỗ trợ các trường trong quá trình thực hiện xây dựng nhà trường số. 

- Chuẩn bị sơ bộ hồ sơ năng lực để tham gia đấu thầu thực hiện hợp phần “Phát triển kỹ năng, đào tạo nghề” thuộc pha 3 (2026-2035) của Dự án Aus4Skill do Chính phủ Úc tài trợ.

- Hội Đào tạo – Phát triển nghề làm đẹp tổ chức Diễn đàn “Xu hướng kinh doanh ngành chăm sóc sắc đẹp đúng phạm vi, hiệu quả và phát triển bền vững. Ứng dụng chuyển đổi số trong kinh doanh nghế chăm sóc sắc đẹp”. Liên kết với Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp HN mở một số lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp, cao đẳng cho các hội viên nhằm hoàn thiện kỹ năng trong giảng dạy cho những người làm công tác đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề trong ngành làm đẹp.       

- Viện Nghiên cứu – Đào tạo Công tác xã hội tổ chức được hàng chục lớp diện chẩn và âm dương khí công; tổ chức tư vấn trực tuyến hàng tuần về kỹ thuật tự chăm sóc sức khoẻ cho hàng trăm người, trong đó có nhiều người thuộc đối tượng yếu thế, đối tượng chính sách và người có công.

Công tác hợp tác quốc tế

- Làm việc với lãnh đạo Chương trình Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam – GIZ về các nội dung ưu tiên hợp tác trong năm 2024, trong đó có phối hợp tổ chức hội thảo về Chính sách, pháp luật giáo dục nghề nghiệp nhằm đánh giá việc thực hiện Luật GDNN từ khi có hiệu lực (7/2015) đến nay để có cơ sở đó đề xuất các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

- Cử lãnh đạo Hiệp hội tham dự Hội nghị Giao lưu GDNN Trung – Việt và ra mắt Diễn đàn GDNN Trung – Việt tại TP. Yên Đài, Sơn Đông, TQ theo lời mời của phía bạn.

- Hiệp hội gửi văn bản xin phép Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được phối hợp với các đối tác Trung Quốc tổ chức Diễn đàn hợp tác Giáo dục nghề nghiệp Việt – Trung, dự kiến vào tháng 3 năm 2025.

- Trao đổi với Tổ chức Phụ nữ Liên hợp quốc (UN Women) về việc phối hợp tổ chức một số hoạt động trong năm 2025, trong đó có tổ chức các  khoá đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động nữ. 

Công tác nghiên cứu khoa học

- Chuần bị hồ sơ và tham gia đấu thầu thành công đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2024 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chào thầu: “Nghiên cứu đề xuất Mô hình trường cao đẳng số trong GDNN Việt Nam” (nhưng do năm 2024 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội không được Bộ Tài chính cấp kinh phí nghiên cứu khoa học công nghệ nên phải chuyển sang thực hiện trong năm 2025). 

- Đồng thời đề xuất với Hội động khoa học Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 3 đề tài để đưa vào danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2025:  Giải Pháp phát triển mối quan hệ trường ngành trong bối cảnh kinh tế số, Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi kép (chuyển đổi xanh – chuyển đổi số) tại các cơ sở GDNN và Giải pháp nâng cao vai trò của các Hội  nghề nghiệp trong việc giám sát, đánh giá chính sách, chương trình GDNN.

- Viện Phát triển GDNN và ASXH đã xây dựng danh mục một số đề tài, đề án khoa học cấp tỉnh để thực hiện trong năm 2025 ở một số tỉnh, thành phố (Bắc Giang, Phú Thọ, Khánh hòa, Tây Ninh…).

Công tác truyền thông

Duy trì hoạt động của Tạp chí “Nghề nghiệp & Cuộc sống”- bản in và bản điện tử. Tạp chí in xuất bản mối tháng 01 số; Tạp chí điện tử xuất bản gần 3000 tin bài; đã có nhiều tin bài phản ánh các hoạt động của Hiệp hội và về GDNN, Việc làm, ATLĐ, ASXH.... Công tác truyền thông tuân thủ quy định của pháp luật. Tuy nhiên việc xuất bản các số hàng tháng của Tạp chí in còn chậm (cuối tháng sau mới xuất bản số của tháng trước). Do đó thông tin chưa kịp thời, bên cạnh đó nội dung tin bài về chuyên môn chưa sâu, giá trị tham khảo phục vụ cho công tác quản lý và nghiên cứu còn hạn chế.

Công tác khác

- Báo cáo Bộ Nội vụ và Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội tình hình hoạt động của Hiệp hội năm 2023 và Phương hướng nhiệm vụ năm 2024.

- Báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thực hiện quyền hạn và  nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí theo quy định tại Điều 15 Luật Báo chí.

- Báo cáo Ban Đối ngoại TW về kết quả các hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế năm 2024.

- Đại diện lãnh đạo Hiệp hội tham gia các hội nghị, hội thảo do các bộ, ngành tổ chức; tham dự hoặc gửi lãng hoa chúc mừng  các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hội viên nhân các sự kiện như lễ khai giảng, lễ kỷ niệm ngày thành lập, đón nhận phần thưởng cao quý của Nhà nước…

- Hiệp hội gửi thư kêu gọi các Hội viên tích cực hưởng ứng Lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 (siêu bão Yagi) gây ra. Bản thân Hiệp hội và các các đơn vị trực thuộc Hiệp hội như Tạp chí Nghề nghiệp và Cuộc sống, Hội Đào tạo và phát triển nghề làm đẹp cũng tích cực hưởng ứng, như trao quà ủng hộ đồng bào ở một số  địa phương (Yên Bái, Lào Cai…) bị ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3.

Đối với các Hội viên

- Các các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Hội viên đã có nhiều nỗ lực trong công tác tuyển sinh, như đẩy mạnh công tác truyền thông với nhiều hình thức; nhiều trường mở thêm ngành, nghề mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời thu hút thêm người học; chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo thông qua đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới chương trình đào tạo, tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong tất cả các khâu của quá trình đào tạo, quan tâm công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo và cán bộ quản lý…Nhờ đó nhiều trường tuyển đạt và vượt chỉ tiêu đăng ký, tỷ lệ học sinh sinh viên có việc làm đúng ngành nghề trong vòng 6 tháng sau tốt nghiệp đạt tỷ lệc cao, nhiều trường đạt trên 80 %.

- Hội Giáo dục nghề nghiệp và Việc làm Hải Phòng tổ chức Đại hội lần thứ 2, nhiệm kỳ 2024 – 2029 để đánh giá kết quả hoạt động nhiệm kỳ qua, xây dựng phương hướng, nhiệm vụ hoạt động nhiệm kỳ tới và bầu ban lãnh đạo nhiệm kỳ 2024 -2029.

"Trong năm qua hoạt động của Hiệp hội gặp nhiều khó khăn trong phối hợp với các đối tác truyền thống do cơ chế quản lý của Nhà nước có nhiều thay đổi, một số đối tác truyền thống phải tập trung phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền nên không triển khai được nhiều hoạt động chuyên môn, trong đó có các hoạt động nằm trong kế hoạch phối hợp với Hiệp hội thực hiện (như tổ chức hội thảo về sửa đổi luật GDNN, truyền thông về GDNN…). Nội bộ Hiệp hội đoàn kết, một số đồng chí tích cực trong triển khai hoạt động và trong xây dựng, phát triển Hiệp hội. Hoạt động của Hiệp hội đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp và nguồn nhân lực; tuân thủ các quy định của Điều lệ, Quy chế hoạt động của Ban chấp hành Hiệp hội. Kịp thời kiện toàn Ban lãnh đạo Hiệp hội, đảm bảo cho công tác điều hành hoạt động của Hiệp hội được liên tục, thông suốt. Quan tâm kiện toàn chức năng nhiệm vụ, địa vị pháp lý để nâng cao năng lực họa động cho các đơn vị  thuộc Hiệp hội. Hoạt động của Hiệp hội đã chú trọng hướng tới hội viên, cơ sở; Văn phòng Đại diện tại TP. Hồ Chí Minh, Hội Đào tạo – phát triển nghề làm đẹp tích cực, chủ động trong triển khai chức năng, nhiệm vụ", TS. Phan Sỹ Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam, nhận xét.

Dự kiến, năm 2025, Hiệp hội sẽ tập trung vào các hoạt động sau:

- Chuẩn bị và tiến hành Đại hội đại biểu lần 4 (nhiệm kỳ 2026 -2030) của Hiệp hội để đánh giá kết quả hoạt động nhiệm kỳ 2020 – 2025, xác định Phương hướng, nhiệm vụ hoạt động của Hiệp hội giai đoạn 2026 -2030 và bầu ban lãnh đạo mới của Hiệp hội.

- Thành lập Trung tâm Hợp tác Giáo dục nghề nghiệp Việt – Trung.

- Kiện toàn Ban Biên tập của Tạp chí Nghề nghiệp &Cuộc sống (làm quy trình bổ nhiệm Tổng biên tập và các Phó Tổng biên tập theo quy định).

- Kiện toàn cơ cấu tổ chức và nhân sự của Viện Phát triển GDNN và ASXH, trong đó có thành lập Văn phòng đại diện của Viện tại Văn Phòng Hiệp hội ở TP.  Hồ Chí Minh.

- Tiếp tục quan tâm phát triển hội viên mới trong các cơ sở GDNN, các cơ sơ đào tạo nghề làm đẹp và công tác xã hội; Vận động một số địa phương có nhiều cơ sở GDNN thành lập Hội Giáo dục nghề nghiệp.

- Trong khuôn khổ Chương trình phối hợp hoạt động với Tổng cục GDNN và Chương trình Đổi mới GDNN tại Việt Nam – GIZ  phối hợp tổ chức 1-2 hội thảo về pháp luật GDNN;

- Tiếp tục tham gia tư vấn, phản biện trong quá trình xây dựng mới và rà soát, sửa đổi chính sách, pháp luật hiện hành liên quan đến GDNN và công tác xã hội. 

- Phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hội viên  tổ chức một số cuộc hội thảo, tọa đàm, khóa bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, quản trị cơ sở GDNN, khai thác nguồn học liệu giáo dục mở (OER), chuyển đổi số, đổi mới chương trình đào tạo nhân lực cho ngành chíp bán dẫn… nhằm nâng cao năng lực và hỗ trợ các cơ sở GDNN hội viên của Hiệp hội trong thực hiện các chủ trương, định hướng phát triển GDNN của Đảng và Nhà nước để đáp ứng nguồn nhân lực qua đào tạo phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

- Hoàn thiện hồ sơ năng lực để tham gia đấu thầu thực hiện hợp phần “Phát triển kỹ năng, đào tạo nghề” thuộc pha 3 (2026-2035) của Dự án Aus4Skill do Chính phủ Úc tài trợ.

- Biên soạn và xuất bản một số sách chuyên khảo về GDNN số, phát triển NNL số.

- Xem xét triển khai xây dựng các tiêu chí đánh giá, xếp hạng trường học thông minh, trường học xanh và quy trình đánh giá, xếp hạng của Hiệp hội (không phụ thuộc vào đánh giá, xếp hạng của cơ quan nhà nước).

- Hội Đào tạo - Phát triển nghề làm đẹp dự kiến tổ chức Hội thi Kỹ năng nghề các mô - đun kỹ năng của nghề chăm sóc sắc đẹp và nghề thiết kế các kiểu tóc; tiếp tục phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội  tuyển sinh mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp, cao đẳng cho các hội viên có nhu cầu.

- Bên cạnh duy trì các chủ đề, nội dung truyền thống như việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, sẽ mở rộng nội dung bám sát các chủ trương mới của Đảng, nhà nước về phát triển kinh tế như: Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng dụng AI, kinh tế tuần hoàn; công tác sáp nhập, tinh giảm bộ máy hành chính của các bộ, ngành, địa phương. 

- Tập trung chủ đề tuyên truyền vào các lĩnh vực:  Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn; nhân lực phục vụ phát triển năng lượng tái tạo; kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ. 

- Tăng các bài viết có hàm lượng khoa học cao hơn, tiến tới chuyển nội dung Tạp chí Nghề nghiệp & Cuộc sống bản in thành tạp chí khoa học (tác giả các bài in trong Tạp chí được tính điểm trong công nhận học hàm, học vị).

-Tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2024 đề tài “Nghiên cứu đề xuất Mô hình trường cao đẳng số trong GDNN”.

- Chuẩn bị hồ sơ để tham gia dự thầu thực hiện một số đề tài, đề án khoa học, tư vấn về xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực… cấp Bộ, cấp tỉnh để thực hiện trong năm 2025 - 2026.

- Phối hợp với các đối tác Trung Quốc tổ chức “Diễn đàn hợp tác Giáo dục nghề nghiệp Việt – Trung” để làm cầu nối cho các cơ sở GDNN 2 nước thiết lập các quan hệ hợp tác trong đào tạo; tổ chức các đoàn trao đổi kinh nghiệm, trao đổi giáo viên, sinh viên giữa các cơ sở GDNN Việt Nam và Trung quốc… 

- Phối hợp với Chương trình Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam thuộc Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA), Chương trình Thúc đẩy Đối tác với Phần Lan (Finnpartnership) tổ chức một số hội nghị, hội thảo về chuyên môn trong khuôn khổ chương trình phối hợp.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.27385 sec| 704.438 kb