Xác định rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.Trong những năm trở lại đây, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều nỗ lực nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng dạy nghề theo hướng tiếp cận trình độ khu vực và thế giới, đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Thực hiện dự án "Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp", thuộc Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 – 2020. Toàn tỉnh sẽ đào tạo nghề cho 105.500 lao động, trong đó: Trình độ cao đẳng nghề 17.500 lao động; trung cấp nghề 39.000 lao động; sơ cấp nghề và dưới 3 tháng cho 49.000 lao động.
Ông Phạm Thế Vinh - Phó trưởng phòng Dạy nghề Sở LĐ-TB&XH tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, hiện toàn tỉnh có 39 cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn. Trong đó: 7 trường trường cao đẳng; 5 trường trường trung cấp; 22 trung tâm trung tâm giáo dục nghề nghiệp…Quy mô đào tạo năm 2019 đạt trên 50 ngàn người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh hàng năm, năm 2019 dự kiến đạt 74,2%.
[caption id="attachment_10362" align="alignnone" width="768"]
Tổng số cán bộ, giáo viên của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh năm 2019 là 1.994 người. Trong đó: Giáo viên dạy Cao đẳng 1.141 người; giáo viên dạt trung cấp 279 người; Giáo viên dạy sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng 574 người.
Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề Sở LĐ-TB&XH tỉnh đã thực hiện những giải pháp đồng bộ như:
Về công tác phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề: Sở LĐ-TB&XH phối hợp với các trường Đại học có uy tín, chất lượng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thực hành nghề cho 332 giáo viên GDNN trên địa bàn tỉnh. Tổ chức 16 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 5.228 lượt cán bộ làm công tác LĐ-TB&XH cấp huyện, xã và các cơ sở GDNN;
Cán bộ quản lý, giáo viên đã thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng dạy thí điểm tại Pháp và Úc của 03 nghề (Công nghệ ô tô, Điện công nghiệp, Cắt gọt kim loại) 106 lượt người của trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc và Cao đẳng Cơ khí Nông nghiệp;
Về phát triển chương trình, giáo trình: Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc, Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp giao đào tạo thí điểm nghề Cơ điện tử theo chuẩn ASEAN, nghề Cắt gọt kim loại, Công nghệ ô tô, Điện công nghiệp được tham gia chuyển giao bộ chương trình đào tạo theo đề án "Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế";
Về cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề: Giai đoạn 2016-2020, Vĩnh Phúc đầu tư 2 trường (Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc, và trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc) và 12 cơ sở GDNN với kinh phí 244.433 triệu đồng. Trong đó ngân sách trung ương 44.000 triệu đồng và ngân sách tỉnh 200.433 triệu đồng;
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm