Chất lượng nguồn nhân lực và nhu cầu của thị trường: Thách thức từ phía người sử dụng lao động

  1. Quy định về sự tham gia của doanh nghiệp (DN) trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Một trong những điểm mới của Luật GDNN là quy định đầy đủ hơn so vớ Luật Dạy nghề về quyền và trách nhiệm của DN trong hoạt động GDNN. Theo đó, DN có quyền và trách nhiệm trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho DN của mình., phối hợp với cơ sở GDNN để cùng đào tạo, đặt hàng đào tạo, đồng thời trực tiếp tham gia vào các hoạt động đào tạo như xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của người học nghề…DN có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhu cầu việc làm cho các cơ sở GDNN, đồng thời thường xuyên có thông tin phản hồi cho cơ sở GDNN về mức độ hài lòng với “sản phẩm” đào tạo, giúp cơ sở GDNN điều chỉnh quá trình đào tạo để đáp ứng yêu cầu của DN. DN được phối hợp với các cơ sở GDNN khác để tổ chức đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo thường xuyên.Về chính sách cho DN, Luật GDNN đã quy định các khoản chi cho hoạt động đào tạo nghề nghiệp của DN được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy địh của pháp luật. Lần đầu tiên, chính sách ưu đãi về thuế thu nhập cho DN khi tham gia hoạt động GDNN được thể hiện trong một đạo luật về GDNN. Đây thực sự là một sự quyết tâm lớn của nhà nước trong việc thúc đẩy gắn kết với DN trong hoạt động GDNN, vì việc miễn thuế thu nhập DN ảnh hưởng phần nào đến nguồn thu của ngân sách nhà nước.

Chất lượng nguồn nhân lực và nhu cầu của thị trường:  Thách thức từ phía người sử dụng lao độngẢnh:  VCCI khuyến nghị cần nâng cao hơn nữa sự hợp tác giữa DN và GDNN

Ngoài ra, Luật GDNN đề cập đến việc đa dạng hóa các loại hình cơ sở GDNN, các hình thức đào tạo nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia hoạt động GDNN, trong đó nhấn mạnh vai trò của khu vực doanh nghiệp. Điều 7 của Luật GDNN quy định Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiệp hội DN, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có trách nhiệm tham gia xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo nghề nghiệp,; tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện thúc đẩy DN thực hiện quyền và trách nhiệm trong hoạt động GDNN.
  1. Vai trò của VCCI trong thúc đẩy sự tham gia của DN vào hoạt động GDNN
Sự gắn kết giwuax cơ sở GDNN và DN là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động trực tiếp phục vụ cho sự phát triển kinh tế. Để thúc đẩy DN tham gia vào các hoạt động GDNN; hỗ trợ các DN đào tạo được người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, giảm bớt được sự thiếu hyutj nhân lực có kỹ năng, tạo ra một lực lượng lao động chuyên nghiệp, thích nghi được với những thay đổi công nghệ và môi trường mới ở nơi làm việc, nâng cao năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực của DN nói riêng và địa phương nói chung. Trong thời gian qua, VCCI và DVET đã phối hợp thực hiện hoạt động tăng cường kết nối giữa DN với cơ sở GDNN, thí điểm triển khai mô hình hợp tác giữa cơ sở GDNN với DN và đã đạt được một số kết quả bước đầu.Xuất pháp từ mục tiêu đào tạo nhân lực đáp wungs nhu cầu của DN, được VCCI và Liên đoàn Giới chủ Na Uy hỗ trợ, trường CĐN Công nghệ cao Đồng Nai và các DN đã thành lập các Ban Tư vấn chất lượng. Năm 2012 Trường thành lập Ban Tư vấn chất lượng nghề Ô tô, bao gồm giáo viên và chuyên gia kỹ thuật của Công ty Toyota Biên Hòa, Ford, Huyndai Đô Thành, Trường CĐN Chu Lai – Trường Hải. Năm 2013 thành lập Ban Tư vấn chất lượng nghề Bếp – Nhà hàng với sự tham gia của Trường Saigon Tourist, khách sạn Rex, khách sạn Riverside Renaissance và Pandanus Resort.Vai trò của Ban Tư vấn chất lượng Ban Tư vấn chất lượng tư vấn cho nhà trường trong việc xác định nhu cầu đào tạo từ lĩnh vực chuyên ngành thông qua nhu cầu hiện tại và dự báo 3 – 5 năm tới, từ đó xác định mục tiêu đào tạo/chuẩn đầu ra cho từng nghề; góp ý và kết hợp các lớp huấn luyện kỹ thuật mới tại DN với huấn luyện giáo viên để đẩy mạnh khả năng đào tạo của trường; đề xuất những thay đổi nội dung trong chương trình đào tạo đáp ứng thực tiễn tại DN và hướng đến đạt chuẩn quốc tế (VD Ban Tư vấn chất lượng nghề ô tô đã áp dụng Team 21 của Toyota vào đào tạo tại trường CĐN Công nghệ cao Đồng Nai, đây là nội dung đạt chuẩn quốc tế); xem xét và đề xuất các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo học sinh, sinh viên; đề xuất thời gian, địa điểm thực tập và thực hành của học sinh, sinh viên để học có thể làm việc sau tốt nghiệp; đánh giá hiệu quả những thay đổi và đề ra những điều chỉnh khi cần thiết. Qua hoạt động của các Ban Tư vấn chất lượng, cho thấy hai bên đều hướng đến xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn của DN, nói cách khác là theo văn hóa của DN (VD đánh giá theo Quality-Cost-Delivery, chất lượng, giá thành và thời hạn giao hàng), đó là văn hóa chất lượng sản phẩm và năng suất lao đọng ngày càng cao hơn. Các hoạt động đã nâng cao trình độ cho giáo viên vừa thành tạo tay nghề, vừa học tập được tinh thần làm việc của DN, cải thiện kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ với chuyên gia.Kết quả mô hìnhNgành cơ khí, ô tô: Xuất phát từ mục tiêu hoạt động của Team 21-Toyota toàn cầu, Ban Tư vấn của trường đã được VCCI và Liên đoàn giới chủ Na Uy tài trợ kinh phí tổ chức các hoạt động biên soạn chương trình đào tạo từ “công việc” cụ thể để chuyển thành “nhóm công việc” hay một chức năng, một vị trí làm việc (VD bảo dưỡng định kỳ xe ô tô).Ngành khách sạn: Thiết lập được một mạng lưới giữa nhà trường và DN (Trường Saigon Tourist, Trường Hoa Sen, một số khách sạn 4, 5 sao). Từ đó, DN giao lưu, mở rộng trao đổi thông tin và hỗ trợ sinh viên thực tập. Thông qua mạng lưới này, hỗ trợ trường Long Thành phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo bộ môn nhà hàng, khách sạn, đồng thời chất lượng đào tạo của nhà trường cũng được nâng lên rõ rệt.Không chỉ dừng lại ở 2 Ban Tư vấn chất lượng nghề chuyên sâu để phát triển chương trình đào tạo, Trường còn thành lập Ban Tư vấn chung cho các hoạt động từ khẩu tìm hiểu xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch để phân công nhiệm vụ, phân bổ nguồn lực giữa trường và DN, xây dựng biểu đồ phối hợp thông tin giữa các bên, hàng năm có tổ chức hội nghị đánh giá kết quả cho các thành viên là các DN. Trong hội nghị, các DN sẽ tham gia thực tế một số giờ học của học sinh, sinh viên, nghe các em trình bày báo cáo về những việc tự họ trải nghiệm và làm được. Sau đó, các thành viên DN sẽ cho ý kiến về cảm nhận và những điều cần cải thiện để học sinh, sinh viên làm việc tốt hơn.Ban Tư vấn chất lượng tại trường còn triển khai xây dựng nội dung chương trình đào tạo các chuyên đề về kỹ năng mềm lồng ghép vào từng bài học và mô-đun thực hành, nhằm hình thành tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm cho học sinh, sinh viên.
  1. Thách thức
Mặc dù trong thời gian vừa qua hoạt động GDNN đã được cải thiện, đào tạo nghề đã gắn với sử dụng lao động, đáp ứng một phần nhu cầu của DN. Tuy nhiên, tỷ lệ các DN hợp tác với các cơ sở GDNN chưa cao và trình độ, kỹ năng của người lao động chưa có nhiều cải thiện đáng kể.
  • Tỷ lệ DN hợp tác với cơ sở GDNN
Theo kết quả khảo sát của VCCI tại 79 DN, chỉ có 12,3% DN có hợp tác thường xuyên với cơ sở GDNN; có tới 46,2%DN không có mối quan hệ hợp tác với bất kỳ cơ sở GDNN nào.Hình thức hợp tác phổ biến nhất của các DN trong GDNN là tiếp nhận và hướng dẫn học viên thực tập tại DN; cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo.Việc DN tham gia xây dựng tiêu chuẩn nghề, chuẩn đầu ra, danh mục ngành/nghề đào tạo và xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo còn rất hạn chế. Mức độ hợp tác giữa DN và cơ sở GDNN tùy thuộc vào từng DN. Phần lớn các DN chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận học viên thực tập và cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo. Nhưng cũng có những DN có mức độ hợp tác khá chặt chẽ với cơ sở GDNN với nhiều hình thức khác nhau như: Tiếp nhận học viên thực tập tại DN, liên két với các cở sở GDNN để tổ chức đào tạo, tham gia đánh giá kết quả học tập của người học tại các cơ sở GDNN, tham gia xây dựng tiêu chuẩn nghề…
  • Chất lượng nguồn lao động
Để đánh giá trình độ và kỹ năng của người lao động Việt Nam, Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2014 của VCCI đã cảnh báo cho các nhà hoạch định chính sách về sự lệch pha giữa cung và cầu về lao động có kỹ năng. Tuy nhiên đến năm 2017, điều tra PCI – FDI cũng chỉ ra rằng nhân sự kỹ sư giỏi vẫn rất khan hiếm, với 55% DN cho biết “hơi khó” và 10% đánh giá là “khó” để tuyển được loại lao động này.

Chất lượng nguồn nhân lực và nhu cầu của thị trường:  Thách thức từ phía người sử dụng lao độngẢnh: DN FDI phải bỏ chi phí đào tạo lại lao động tăng lên từ 3,6% chi phí kinh doanh năm 2013 lên 5,7% vào 2017

Tương tự, đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài về chất lượng lao động Việt Nam vẫn còn thấp khi chỉ có 31% DN FDI cho rằng chất lượng lao động tại tỉnh đáp ứng được nhu cầu của họ. Phần lớn (64%) DN cho biết chất lượng lao động chỉ đáp ứng một phần nhu cầu sử dụng của họ.Theo báo cáo PCI năm 2014, khi các DN FDI càng ít hài lòng về chất lượng đào tạo nghề của địa phương, họ phải chi nhiều hơn cho đào tạo lại lao động tuyển vào. Năm 2014 chứng kiến sự sụt giảm đột ngột trong đánh giá xếp hạng chất lượng đào tạo nghề của DN FDI và sự tăng đột biến trong chi phí đào tạo nội bộ của họ. Tình hình không có nhiều biến chuyển kể từ thời điểm đó. Chất lượng đào tạo lao động do DN FDI đánh giá giảm từ 4,1 xuống 3,7 trong giai đoạn 2013-2014 và hầu như chỉ ở mức này trong 3 năm sau đó.Theo đó, chi phí đào tạo lại lao động của các DN FDI đã tăng lê rất nhiều kể từ năm 2014. Nếu như năm 2013 chi phí này chỉ chiếm 3,6% chi phí kinh doanh nhưng đã tăng vọt lên 5,9% trong năm 2014 và ở mức 5,7% vào năm 2017. Việc tăng chi phí đào tạo này có thể là do sự dịch chuyển của DN sang hướng sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cao hơn, đòi hỏi người lao động phải được đào tạo tăng cường chuyên sâu hơn. Tuy nhiên, các chỉ số khác về chất lượng lao động cho thấy rằng sự thay đổi này phần nào phản ánh đánh giá của nhà đầu tư nước ngoài đối với trình độ tay nghề còn hạn chế của lao động địa phương.
  1. Khuyến nghị
Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của DN vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp và tăng cường sự hợp tác giữa cơ sở GDNN với DN, cụ thể như sau:- Cần xây dựng một cơ chế chặt chẽ cho sự hợp tác giữa cơ sở GDNN với DN; các cơ sở GDNN và DN cần phải chủ động hơn nữa trong việc tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác trong hoạt động GDNN. Mối quan hệ này cần phải xây dựng trên lợi ích thiết thực từ các bên, trên cơ sở đó mới nâng cao được chất lượng giáo dục nghề nghiệp.- Cần mở rộng hoạt động tuyên truyền Luật GDNN cho DN và người sử dụng lao động.- Xây dựng các văn bản hướng dẫn một cách cụ thể, chi tiết làm cơ sở pháp lý cho sự hợp tác giữa cơ sở GDNN với DN.- Cần có sự hỗ trợ thiết thực và hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội doanh nghiệp nhằm tăng cường sự tham gia của DN vào hoạt động GDNN.- Đẩy mạnh việc triển khai chương trình phối hợp công tác giữa Tổng cục GDNN và VCCI trong hoạt động tăng cường  kết nối giữa DN với cơ sở GDNN.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.09421 sec| 675.125 kb