Chính thức trình dự án Bộ luật lao động nhiều sửa đổi về tuổi hưu, giờ làm thêm

Chính thức trình dự án Bộ luật lao động nhiều sửa đổi về tuổi hưu, giờ làm thêm

Sáng 29-5, dự án Bộ luật lao động sửa đổi chính thức được Chính phủ đệ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Đây là bộ luật đang được xã hội, dư luận người lao động đặc biệt quan tâm.Tuổi hưu sẽ tăng?Về nội dung điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu, dự thảo đề xuất 2 phương án. Phương án 1: "Kể từ ngày 1-1-2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi".Phương án 2: "Kể từ ngày 1-1-2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 4 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 6 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi".Qua lấy ý kiến thì đa số chọn phương án 1 bởi có ưu điểm hơn, phòng tránh cao hơn các rủi ro khi điều chỉnh tuổi đối với thị trường lao động, tránh gây sốc thị trường lao động, giữ được ổn định xã hội và phù hợp với thông lệ quốc tế. Cần lấy ý kiến rộng rãi người lao động về tăng tuổi hưuDự thảo cũng đề xuất mức mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt này sẽ tăng thêm 100 giờ/năm so với hiện hành: từ tối đa 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm.Trong mọi trường hợp huy động làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động. Chỉ khi được người lao động đồng ý thì mới được huy động làm thêm giờ. Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác…Dự thảo cũng đề xuất bổ sung 1 ngày nghỉ lễ là Ngày thương binh liệt sĩ 27-7. Theo Bộ LĐ-TB&XH, đề xuất này phù hợp với truyền thống, văn hóa và đạo lý dân tộc, nguyện vọng của nhân dân.Việc chọn ngày 27-7 là ngày nghỉ lễ sẽ nâng tầm của Ngày thương binh liệt sĩ, với ý nghĩa tri ân tất cả những người có công với đất nước, với cách mạng, với các bậc tiền bối, với cha mẹ, người sinh thành, nuôi dưỡng và tôn vinh giá trị văn hóa Việt Nam.
Đáng chú ý, luật sửa đổi cũng bổ sung 3 điều quy định về việc thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp ngoài hệ thống Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và sửa đổi 5 điều hiện hành. Một trong những lý do của việc bổ sung nội dung này là nhằm thực hiện các cam kết của VN khi gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP.Lấy ý kiến rộng rãi của nhân dânThẩm tra dự án Bộ luật lao động sửa đổi, Ủy ban Các vấn đề xã hội Quốc hội cho rằng Chính phủ chưa làm rõ tính hợp lý về khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ từ quan điểm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Khoảng cách tuổi nghỉ hưu cần được xem xét tình trạng sức khỏe, tính chất lao động, điều kiện lao động...Để có đủ thông tin trình Quốc hội xem xét, ủy ban này đề nghị Chính phủ phân tích rõ hơn sự phù hợp của việc đề xuất mức tuổi nghỉ hưu 62 với nam, 60 với nữ trên các yếu tố: tuổi nghỉ hưu so với tuổi thọ trung bình và tuổi thọ mạnh khỏe; mối quan hệ giữa việc tăng tuổi nghỉ hưu và bảo hiểm xã hội, các yếu tố ảnh hưởng khác.Chính phủ cần lấy ý kiến rộng rãi, nhất là của đối tượng chịu sự tác động để lựa chọn được phương án tối ưu, có phương án truyền thông chính sách căn cơ, nhất quán. Đồng thời rà soát, thống kê những công việc, ngành nghề có sự khác biệt lớn giữa tuổi nghề và tuổi nghỉ hưu, bổ sung dự thảo Danh mục các công việc, ngành nghề, vị trí việc làm có thể được nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn hoặc cao hơn 5 năm.Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị Chính phủ đánh giá đầy đủ các khía cạnh tác động, lấy ý kiến người lao động, bổ sung danh mục về những "trường hợp đặc biệt" thuộc diện có thể làm thêm giờ đến mức 400 giờ/năm.Đồng thời, đánh giá tác động của việc bỏ quy định về giới hạn giờ làm thêm tối đa trong tháng, tác động của việc mở rộng thời gian làm thêm 100 giờ đối với khu vực công và nguồn lực ngân sách để chi trả.Về bổ sung một ngày nghỉ lễ vào Ngày thương binh liệt sĩ, Ủy ban Các vấn đề xã hội Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến rộng rãi nhân dân và đánh giá tác động đầy đủ.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.05240 sec| 654.578 kb