Phát triển

Với nhìn nhận muốn chuyển đổi số phải đào tạo nhân lực, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh đây là vấn đề cần làm nhanh. Theo Bộ trưởng, Việt Nam đang thiếu khoảng 1 triệu nhân lực khu vực công nghệ.

Với việc cả nước sẽ giảm ít nhất 20% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập vào năm 2025 theo quy hoạch vừa được phê duyệt, ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp Tp. Hồ Chí Minh - cho rằng đây là một mục tiêu hết sức đúng đắn giúp tinh gọn lại hệ thống giáo dục nghề nghiệp nhà nước.

Việc hợp tác với doanh nghiệp không chỉ giúp các trường nghề giải quyết bài toán đầu ra về việc làm cho sinh viên, mà còn nâng chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, để việc gắn kết này bền vững, cần có chính sách đảm bảo hài hòa lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người học.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp - Bài cuối: Song hành nhiều giải pháp
Chuyển đối số trong GDNN là quá trình tích hợp và áp dụng các công nghệ kỹ thuật số vào các cơ quan quản lý nhà nước về GDNN và từng cơ sở GDNN, đồng thời tận dụng công nghệ số để thay đổi cách thức quản lý, giảng dạy, cung cấp kiến thức, trang bị kỹ năng cho nguồn nhân lực. Vì vậy, để thực hiện hiệu quả chuyển đổi số cần song hành nhiều giải pháp.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp - Bài 1: Xu thế tất yếu
Chương trình chuyển đổi số trong GDNN đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên môi trường số được đẩy mạnh, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Lan tỏa thông tin, khẳng định vị thế của giáo dục nghề nghiệp
Dù đang có những bước tiến mạnh mẽ cả về chất và lượng, góp phần tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong thời gian qua, giáo dục nghề nghiệp vẫn bị đánh giá thấp so với vai trò, vị thế và những giá trị tạo ra trong phát triển kinh tế - xã hội.