Ông Phạm Vũ Quốc Bình, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), cho biết việc thành lập trung tâm GDNN, trường trung cấp công lập thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là do chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định. Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập thì có quyền sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách cơ sở GDNN.
Như vậy, Tổng cục GDNN không có thẩm quyền sắp xếp (sáp nhập hoặc giải thể) cơ sở GDNN mà chỉ có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. Việc sắp xếp lại các cơ sở GDNN công lập thì các cơ quan chủ quản sẽ lập đề án theo quy định tại Nghị định 120 của Chính phủ (quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập), luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và các văn bản quy phạm khác có liên quan.
Thưa ông, vì sao cơ sở GDNN lại được quy hoạch theo vùng? Nếu một vùng có nhiều trường hoạt động hiệu quả nhưng lại bị "bóp" lại một cách cơ học thì có hợp lý không?
Ông Phạm Vũ Quốc Bình: Việc phân bổ này xuất phát từ thực trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các vùng. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ là 2 vùng có các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội cao nhất cả nước, có nhiều trường cao đẳng (CĐ) đang hoạt động với quy mô đào tạo lớn, ngành nghề đa dạng, chất lượng đào tạo tốt, khả năng có việc làm của học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp rất cao nên thu hút được nhiều học sinh.
2 vùng này cũng có khả năng thu hút đầu tư và tỷ lệ cơ sở GDNN xã hội hóa cao nhất cả nước, số cơ sở GDNN lần lượt chiếm 30% và 15,6% toàn quốc. Trong những năm gần đây, số lượng tuyển sinh tại 2 vùng này trung bình lần lượt khoảng 700.000 người và 480.000 người, chiếm 55% tổng tuyển sinh cả nước.
Chính vì thế, căn cứ vào dự báo phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu nhân lực đến năm 2030 và dựa trên thực trạng mạng lưới cơ sở GDNN của cả nước và 6 vùng kinh tế - xã hội, mục tiêu đến năm 2030 tỷ lệ cơ sở GDNN vùng đồng bằng sông Hồng chiếm khoảng 26%, vùng Đông Nam bộ chiếm khoảng 17% cơ sở GDNN cả nước.
Trường CĐ, trung cấp công lập hoạt động không hiệu quả được đánh giá theo các tiêu chí nào? Giả sử tỉnh chỉ có một trường trung cấp (hoặc CĐ) mà trường đó hoạt động không hiệu quả thì quy hoạch lại ra sao?
Đánh giá hiệu quả hoạt động của trường trung cấp, CĐ dựa trên một số tiêu chí: mục tiêu, sứ mạng, tổ chức và quản lý; hoạt động đào tạo; nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động; chương trình, giáo trình; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế; dịch vụ người học; giám sát, đánh giá chất lượng.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm