Không cho phép mình được ngưng nghỉ, hay tự hài lòng về kết quả chăm sóc người có công

Ghi nhớ những công lao to lớn của những người lính năm xưa, những người có công với đất nước, hàng năm, Ngành Lao động - TB&XH luôn nỗ lực một cách cao nhất, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để chăm lo mọi mặt đời sống người có công. Đúng như những trăn trở, và lòng tự dặn lòng của người đứng đầu ngành Lao động- TB&XH Đào Ngọc Dung bấy lâu: “Chúng ta không bao giờ được tự cho phép mình ngưng nghỉ, hay tự hài lòng về kết quả chăm sóc người có công”.

Không cho phép mình được ngưng nghỉ, hay tự hài lòng về kết quả chăm sóc người có công - Ảnh 1Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu khai mạc buổi Gặp mặt biểu dương 500 thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc 2019 (Ảnh: Mạnh Dũng)

 Nỗi đau chiến tranh dường như vẫn còn đó Kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2019), và kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, như báo Dân sinh đã đưa tin, sáng 25/7, Hội nghị “Gặp mặt tuyên dương thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc năm 2019” do Bộ Lao động- TB&XH phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đã diễn ra long trọng tại Hà Nội.Theo Bộ trưởng Lao động- TB&XH Đào Ngọc Dung, gần 500 đại biểu tiêu biểu là các thương binh nặng (mất sức lao động 81% trở lên) này, đại diện cho hơn 12 nghìn thương binh nặng, và trên 9,2 triệu người có công trong cả nước. Họ đã không quản vất vả, khó khăn vì thương tật nặng để có thể về tham dự chương trình tri ân thấm đẫm ân tình này.Đây là sự kiện quan trọng của đất nước, nằm trong tổng thể các hoạt động sôi động đang diễn ra trên khắp cả nước hướng về ngày 27/7, đồng thời cũng là cuộc gặp mặt đặc biệt nhất từ trước đến nay dành cho những đồng chí thương binh nặng.Theo Bộ trưởng, cuộc gặp mặt tuyên dương này biểu thị trách nhiệm cao cả, nghĩa tình sâu nặng, sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, quân và dân cả nước đối với các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.“Với họ, nỗi đau chiến tranh dường như vẫn còn đó, các thương binh hàng ngày vẫn phải đối diện với những cơn đau mỗi khi trái gió trở trời”, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung phát biểu khai mạc bằng những lời sẻ chia sâu sắc- “Họ sống và chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp: Tất cả vì Tổ quốc thống nhất” – Bộ trưởng nhấn mạnh.Không khí toàn thể hội trường Trung tâm Hội nghị Quốc gia như lặng đi, trên khóe mắt những người lính năm xưa nhòa lệ. Từng dòng ký ức chiến trường ùa về trong họ.“Giá như đồng đội có thể cùng dự với tôi hôm nay...” nghẹn ngào dừng lại, người cựu chiến binh Mai Xuân Dương, xã Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn (tỉnh Quảng Bình) thương binh nặng ngồi cạnh tôi chỉ đủ nói vậy, vì nếu nói thêm, ông sẽ không ngăn được dòng nước mắt vì nhớ đồng đội.Ông cũng là một trong 72 người tiêu biểu trong số 500 thương binh nặng về dự Hội nghị được nhận Bằng khen  của Thủ tướng Chính phủ dịp này.Thương binh nặng Phạm Mỹ, xã Nhơn hải, huyện Ninh Hải (tỉnh Ninh Thuận) phải nhờ đến thân nhân giúp sức để lên sân khấu nhận Bằng khen của Thủ tướng, cũng vui mừng không nói lên lời. Ông chia sẻ, hạnh phúc vì bằng khen này không chỉ riêng ông mà là món quà dành tặng cho rất nhiều người, trong đó có cả những người đồng đội đã hi sinh của ông...500 đại biểu thương binh nặng là 500 tấm gương sángGiữa những khoảnh khắc xúc động ấy, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: “Các đại biểu gặp mặt thực sự là những tấm gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội”.Một trong những tấm gương đó là thương binh nặng suy giảm khả năng lao động 95% là ông Đào Đăng Nguyên, xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Nhập ngũ tháng 1/1967, ông tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên, bị thương tháng 2/1968 và bị địch bắt giam tại nhà tù Phú Quốc. Trong thời gian ở chốn lao tù, chịu những đòn tra tấn dã man, chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần nhưng người lính ấy vẫn một lòng kiên trung, giữ vững khí tiết, tin tưởng ở tương lai tất thắng của cách mạng.“Ghi nhận những chiến công đó, Đảng, Nhà nước đã tặng thưởng cho ông nhiều phần thưởng cao quý. Hiện ông là tấm gương trong xây dựng cuộc sống và đoàn kết nơi dân cư”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết. 

Không cho phép mình được ngưng nghỉ, hay tự hài lòng về kết quả chăm sóc người có công - Ảnh 2Khoảnh khắc hạnh phúc của vợ chồng bác Đinh Hữu Du (Tiền Hải, tỉnh Thái Bình), thương tật 81%, hạng 1 / 4, làm kinh tế giỏi (Ảnh chụp màn hình)

 Đó là thương binh nặng Lê Hữu Trạc, gần 80 tuổi, Huy hiệu 55 tuổi Đảng, tại xã Xuân Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), người lính với những chiến công hiển hách năm xưa. Trong quá trình chiến đấu, với chức vụ chỉ huy chiến đấu giữ đảo Cồn Cỏ, đơn vị ông được phong tặng Tập thể anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Về địa phương, ông tham gia làm Chủ tịch Hội Người mù tỉnh Quảng Bình, ông đã có nhiều đóng góp, nỗ lực xây dựng quê hương giàu đẹp như ngày hôm nay.Hay như tấm gương thương binh nặng Nguyễn Văn Lộc, phường Tân An, thị xã La Gi (Bình Thuận), tuy suy giảm khả năng lao động 91%, nhưng ông luôn nặng lòng với những đồng chí, đồng đội đã hy sinh chưa tìm được hài cốt. "Chiến tranh kết thúc, dù sao chúng ta cũng được trở về, nhưng còn rất nhiều đồng chí, đồng đội vẫn nằm lại nơi khe suối, bìa rừng. Chừng nào còn sống, còn sức khỏe thì hành trình tìm đồng đội của tôi vẫn chưa dừng lại", ông Lộc tâm sự.Trong nhiều năm qua, ông đã cùng đồng đội tìm kiếm hàng trăm hài cốt liệt sĩ đưa về nghĩa trang liệt sĩ yên nghỉ và được Quân khu 7 tặng Bằng khen vì đã có thành tích trong công tác tìm kiếm hài cốt liệt sĩ...Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Hội nghị còn là nơi gặp gỡ của những tấm gương thương binh làm kinh tế giỏi, thu hút tạo việc làm cho địa phương.Tiêu biểu như thương binh nặng Hoàng Văn Tuyên, phường Quang Trung, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Trở về với cuộc sống đời thường ông đã không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu các mô hình kinh doanh, làm giàu trên quê hương. Hiện ông là giám đốc Cty may Hoàng Tuyên, giải quyết việc làm cho hơn 200 lao động, doanh thu hàng năm của Cty hàng chục tỷ đồng. Một phần trong đó ông đóng góp cho các hoạt động xã hội, từ thiện, hoạt động đền ơn đáp nghĩa tại địa phương.Và còn vô số những tấm gương thương binh vượt khó khác mà trong khuôn khổ chương trình, không thể nào kể hết!Chăm lo người có công tốt hơn nữa: vừa là đạo lý, vừa là bổn phận Tổ chức buổi Gặp mặt này, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng là dịp để nhắc nhở chúng ta rằng, phải làm tốt hơn nữa nhiệm vụ quan trọng này như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ: "Cần phải chăm lo tốt hơn nữa công tác thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, coi đây vừa là đạo lý, vừa là bổn phận, trách nhiệm và tình yêu thương sâu sắc với đồng chí, đồng bào của mỗi người Việt Nam chúng ta". 

Không cho phép mình được ngưng nghỉ, hay tự hài lòng về kết quả chăm sóc người có công - Ảnh 3500 thương binh nặng trên toàn quốc, đã vượt qua những khó khăn vì thương tật, để về Hà Nội dự Hội nghị đặc biệt này (Ảnh: Mạnh Dũng)

 Những năm qua Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm, chăm lo thực hiện tốt công tác người có công với cách mạng. Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng càng được đặc biệt quan tâm, xã hội hóa sâu rộng.Hệ thống chính sách, pháp luật ưu đãi người có công từng bước được hoàn thiện; đối tượng người có công được mở rộng; chế độ ưu đãi ngày một nâng cao gắn liền với sự bảo đảm công bằng và đồng thuận xã hội.Hiện cả nước có hơn 9,2 triệu người có công được hưởng các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; trong đó có gần 1,2 triệu liệt sĩ, hơn 138 nghìn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hơn 2 triệu thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ; hàng trăm nghìn người bị địch bắt tù đày, người nhiễm chất độc hóa học; hàng nghìn người được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến…Hàng năm, ngân sách Nhà nước đã dành hơn 32 nghìn tỷ đồng để thực hiện các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Cùng với việc thực hiện chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước, toàn thể xã hội đã thể hiện lòng biết ơn bằng những việc làm thiết thực.Ghi dấu những công lao to lớn mà thầm lặng ấy của những người lính năm xưa, những người có công với đất nước, hàng năm, ngành Lao động- TB&XH khi những ngày 27/7 về, luôn nỗ lực một cách cao nhất, dốc toàn tâm toàn sức để chăm lo, tổ chức những hoạt động thiết thực, ý nghĩa, tạo được sự đồng thuận lớn trong xã hội.Đúng như những trăn trở, và lòng tự dặn lòng của người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH bấy lâu: “Chúng ta không bao giờ tự cho phép mình được ngưng nghỉ, hay tự hài lòng về kết quả chăm sóc người có công”.“Bởi trên thực tế vẫn còn đó, rất nhiều nhiệm vụ trọng tâm, trước mắt và lâu dài cần được tổ chức thực hiện thật tốt với tất cả lòng tri ân chân thành, với những tình cảm cách mạng sâu sắc đối với những hy sinh to lớn mà hàng triệu người có công đã mang lại cho chúng ta cuộc sống bình yên”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.Ghi nhận những việc làm ý nghĩa, thiết thực, ngay tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao: “Bộ Lao động - TB&XH những năm qua đã có nhiều nỗ lực, đổi mới, sáng tạo trong phối hợp chặt chẽ các Bộ, các ngành, các địa phương triển khai các họat động kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ"."Thông qua các hoạt động kỷ niệm, đã khẳng định công lao tô lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng, đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước; khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý chí bất khuất chống giặc ngoại xâm; góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, và Nhà nước ta”, Thủ tướng nhấn mạnh.Thanh Nhung

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.05693 sec| 670.563 kb